25 món cơm “vạn người mê” ở xứ Phù Tang

24 mon com ngon 27

Du lịch Nhật Bản, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng, choáng ngợp trước sự xa hoa, hiện đại cùng sự độc đáo, sôi động của những lễ hội tại đất nước này. Không chỉ thế, Nhật Bản sở hữu một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó nổi tiếng với các món cơm. Mỗi loại đều có những mùi vị hương thơm đặc trưng riêng biệt. 

Cơm thịt bò băm (Hayashi)

Hayashi là một món ăn phổ biến ở Nhật Bản như một món ăn kiểu phương Tây (Yōshoku). Cơm Hyashi thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, những nguyên liệu thường được chế biến chung với gạo như: thịt bò, hành tây, nấm,… được nấu chung với rượu vang đỏ và nước sốt cà chua. Hỗn hợp nước sốt rượu và sốt cà chua có hai cách dùng tùy theo ý thích mỗi người, có thể để nước sốt riêng và chan vào cơm khi dùng, cách thứ hai là trong quá trình nấu chan trực tiếp nước sốt vào cơm để tăng vị đậm đà cho cơm.

24 mon com ngon 2

Cơm Hayashi có nguồn gốc từ thị trấn Ikuno, tỉnh Hyogo. Một kỹ sư người Pháp đã từng làm việc tại đây vào năm 1868 và chế biến, sáng tạo ra món ăn ngon miệng này. Cơm Hayashi có ảnh hưởng từ phương Tây đó là lý do giải thích cho việc gạo Hayashi được kết hợp với rượu vang và có màu đỏ. Tuy nhiên gạo Hayashi và cách chế biến của nó chỉ được biết đến trong phạm vi nước Nhật và hiện nay chưa được biết ở các nước phương Tây. Cơm Hayashi chứa các các nguyên liệu phổ biến ở Nhật Bản: thịt bò lát, nấm, cá,… Ngày nay, gạo Hayashi còn được kết hợp chung với cà ri tạo nên một hương vị lạ và vô cùng ngon miệng.

Cơm thịt heo (Butadon)

Butadon – món cơm truyền thống của người dân “xứ Phù Tang” là một bát cơm trắng với thịt heo ở trên được chế biến với một lớp nước sốt ngọt hoặc một lớp sốt màu xanh lá cây của đậu Hà Lan. Món ăn phổ biến ở Nhật Bản này thường được phục vụ với Takuanzuke (củ cải Daikon ngâm). “Buta” có nghĩa là “con heo” hoặc “thịt heo” và “don” là viết ngắn của “Donburi” theo tiếng Nhật có nghĩa “bát/tô”. Butadon có nguồn gốc từ thành phố Takochi, Hokkaido.

Vào đầu những năm 1900, người ta bắt đầu nuôi heo ở Tokachi, từ đó các món về thịt heo phát triển tại đây, nhiều món nhưng Butadon là nổi bật hơn cả. Thịt heo chỉ được nấu chín bằng cách nướng lên sau khi ngâm trong nước sốt làm từ đường và nước tương.

24 mon com ngon 4a

Mỗi cửa hàng sử dụng hương vị khác nhau. Khi du khách bước qua cánh cửa của nhà hàng Butadon, mùi mặn ngọt của nước sốt sẽ làm sắc nét và kích thích sự thèm ăn của du khách đến tột độ. Hầu hết các cửa hàng phục vụ Butadon ở Tokachi tự tin về mùi vị của thịt heo và nước sốt của họ là thượng hạng.

Khi mở nắp bát du khách sẽ ngạc nhiên bởi thịt heo nướng bao gồm cả gạo trong đó. Sự kết hợp hoàn hảo của thịt heo thầu nướng trên than củi và nước sốt ban đầu ngâm vào gạo không thể tìm thấy bất cứ nơi nào khác ở Nhật Bản, đó là hương vị riêng biệt của thịt heo xứ Tokachi.

Cơm sốt khoai lang (Mugitorodon)

Mugitorodon là một món cơm với một hương vị nhẹ và được làm bằng cách ray các Yamaimo (khoai lang Nhật Bản), sau đó cho thêm trứng và gia vị. Các gia vị và độ mịn của Mugitoro khác nhau từ nhà đến nhà, do đó có thể điều chỉnh số lượng Dashi sau cho phù hợp với khẩu vị của người ăn.

24 mon com ngon 5

Mugitorodon là một món ăn dân dã, bình dân, được cho là sáng tạo bởi những người dân nông thôn. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện, mùi vị của nó thật sự khá tốt. Đặc biệt là khi sự thèm ăn bị giảm sút trong những tháng nóng nực, người ta vẫn có thể ăn Mugitorodon để tìm lại hương vị cảm giác của mình. Công thức này là rất dễ dàng để chuẩn bị. Ngoại trừ nấu cơm trộn Đại mạch (Oshimugi – ngũ cốc), không nấu những gì không liên quan tới. Gạo trắng và đại mạch được nấu cùng nhau trong một nồi cơm điện. Chúng ta có thể kết hợp đại mạch và gạo ở bất kỳ tỷ lệ nào (về khối lượng); cũng có thể sử dụng 100% đại mạch hoặc 30% đại mạch, hoặc có thể làm mà không cần tới đại mạch.

Cơm măng (Takenoko Gohan)

Takenoko (măng) được xem là món ăn khoái khẩu của mùa xuân ở Nhật Bản. Măng càng già thì càng cứng và đắng nên người ta phải dùng đến măng non. Để giảm bớt mùi hăng, măng sẽ được luộc sơ trước với cám gạo rồi mới dùng để chế biến món ăn.

24 mon com ngon 6 e1628750004671

Đây là món ăn được ăn vào dịp xuân của các gia đình Nhật Bản, và măng thường được ninh hay đơn giản chỉ cần luộc sơ. Măng mọc nhanh và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cao nên vào dịp xuân – mùa của mọi thứ khởi đầu mới, đây là món ăn hoàn hảo.

Cơm nấm Matsutake (Matsutake Gohan)

Ở “xứ sở mặt trời mọc”, mùa thu mà không có mùi nấm Matsutake thì chẳng còn gọi là mùa thu nữa. Môi trường sống của cây nấm cực thơm và béo này chính là rễ của các cây thông sống. Theo những ghi nhận lịch sử, cây nấm Matsutake đã có từ lâu ở Nhật Bản và người ta bắt đầu ăn nấm Matsutake từ thời Nara và Heian (710-1192).

24 mon com ngon 7

Một trong những món ăn có mặt nấm Matsutake mà người Nhật kết đậm là cơm trộn nấm Matsutake. Bởi vì loại nấm này đã có mùi thơm sẵn rồi nên người ta chỉ cần cho xíu gia vị nữa thôi là ăn với cơm trắng cực ngon. Nếu du khách vẫn chưa thử qua món này, hãy du lịch Nhật Bản vào mùa thu để thưởng thức nhé! Vừa ngắm khung cảnh mùa thu lá vàng bay vừa thưởng thức cơm nấm Matsutake ngon tuyệt thì còn gì bằng.

Cơm hạt dẻ (Kuri Gohan)

Ở Nhật Bản, tán lá vàng của cây hạt dẻ (Kuri) là màu biểu tượng của mùa thu. Rất nhiều người Nhật “kết” đậm món hạt dẻ mùa thu, và một trong những món ăn nhà làm phổ biến vào dịp đó chính là Kuri Gohan (cơm hạt dẻ).

24 mon com ngon 8

Để làm được món ăn vừa thơm vừa béo ngậy như vậy, đầu bếp phải luộc mềm hạt dẻ chừng 30 phút, làm ráo nước và để nguội thêm 30 phút nữa rồi mới tách hạt ra. Nấu hạt dẻ với cơm, cho thêm Mirin (rượu gạo ngọt), muối và Sake. Nấu 40 phút để gia vị thấm vào cơm rồi sau đó chỉ việc thưởng thức hương vị mùa thu.

Cơm cá tráp (Taimeshi)

Cá tráp biển là một loại cá chất lượng cao không thể thiếu trong những bữa tiệc chúc mừng hay dành cho những ngày trọng đại. Có rất nhiều cách chế biến cá tráp biển. Có thể thái lát và ăn sống trong món Sashimi, hoặc là đặt trên miếng cơm Sushi, nướng với chút muối, hay tẩm bột rán lên như tempura. Trong các buổi tiệc chúc mừng hoặc nghi lễ Thần đạo, cá tráp biển thường được bày cả con với cả đầu và đuôi (cách trình bày này gọi là Okashira-tsuki).

24 mon com ngon 9

Taimeshi – cơm cá tráp là một món ăn đặc sản của vùng Ehime. Cách làm cơm cá tráp rất đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại chiếm được sự ưu ái đặc biệt của người dân bản địa và du khách nước ngoài. Hương vị của món cơm này rất tuyệt vời, giản dị, nhưng đầm ấm, gợi cho chúng ta nhớ về bữa cơm gia đình và những bữa tiệc đoàn viên.

Theo các đầu bếp nổi tiếng ở Nhật Bản, cơm cá tráp nên dùng đầu cá để nấu. Vì đầu cá tráp tạo ra nước cá (Dashi) rất ngon, ngọt tự nhiên cho cơm. Đầu cá tráp được nướng kiểu Shioyaki, chỉ một chút ở mỗi mặt. Sau đó nó được đặt vào trong nồi cơm, đặt nhẹ lên mặt gạo, nêm vào rượu nấu ăn, muối, và một ít Shoyu. Cơm cá tráp sau khi chín được ăn kèm với Kinome – lá của cây tiêu Sansho.

Cơm cá ngừ sốt mè (Tekkadon)

24 mon com ngon 10

Tekkadon không có kiểu dáng đa dạng cũng như màu sắc. Một bát Tekkadon truyền thống chỉ bao gồm phần cơm nóng hổi, cá hồi cắt lát (Tekka), mè, rong biển. Món ăn tuy đơn thuần nhưng màu sắc và hương vị là vô cùng hấp dẫn. Màu đỏ au của cá hồi sẽ kích thích thị giác đồng thời là vị giác của nhưng ai sành ăn món Nhật Bản. Nước sốt đặc biệt được pha đậm đà thêm một chút cay cay của Wasabi nơi đầu lưỡi sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời cho món ăn cơm Tekkadon này.

Cơm trứng cá hồi (Ikuradon)

24 mon com ngon 11

Ikura là trứng cá hồi ngâm muối. Hokkaido, cực Bắc Nhật Bản, nổi tiếng là nhà cung cấp loại trứng cá muối này. Du khách sẽ thấy Ikura có mặt trong các món Sushi nhưng nếu du khách muốn thử theo một dạng mới thì nên thưởng thức món cơm trứng cá hồi này. Và để gia vị đậm đà hơn, du khách có thể cho vào rong biển hay Wasabi mù tạt. Mỗi lần ăn, trứng cá hồi sẽ “nổ” ra, mang vị mặn mặn nhưng ngon tuyệt.

Cơm lươn (Unadon)

Unagi (lươn nước ngọt) giàu vitamin và chất khoáng. Lươn sẽ được thái mỏng, xâu thành xiên và nướng lên – ở một số vùng, người ta sẽ hấp lươn – sau đó nhún vào hỗn hợp xì dầu và Mirin (rượu gạo ngọt), đặt lươn phía trên bát cơm nóng. Thế là người Nhật đã có món cơm lươn ngon lành.

24 mon com ngon 12

Người Nhật ăn cơm lươn quanh năm nhưng vì khả năng giải nhiệt vi diệu, đây là món ăn đặc trưng của mùa hè, đến mức người Nhật có hẳn một ngày lễ ăn lươn (Doyo no Ushi no Hi). Phong tục này đã có từ thời thế kỷ 18 và được nhắc đến trong tuyển tập thơ cổ Nhật Bản – Manyoshu.

Cơm hải sản (Kaisedonburi)

Khác với món cơm hải sản với các nguyên liệu được nấu chín như ở các nhà hàng Việt, Kaisendonburi là một kiểu hải sản tươi sống đặt trên cơm, nhưng có mùi vị vô cùng tuyệt vời, đảm bảo đánh thức được vị giác của những ai đã từng được nếm qua món ăn tươi ngon này. Kaisendonburi là kết hợp giữa sự giản dị tao nhã của những miếng cá sống tươi ngon với sự thoải mái từ bát cơm dung dị hàng ngày.

24 mon com ngon 13

Kaisendonburi có kiểu dáng bắt mắt hấp dẫn đánh thức thị giác của thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Kaisendon còn được biết đến như một loại của Sashimi (gỏi cá sống). Bởi vì Kaisendon là một món ăn được làm từ gạo nấu chín và phủ lên bề mặt trắng ngần của hạt gạo nóng hổi thơm lừng là rất nhiều miếng cá sống và được đặt trên cùng là uni – nhím biển và Ikura – trứng cá hồi, ngoài ra du khách cũng có thể thưởng thức cùng các loại hải sản khác như tôm, bạch tuột, mực,…

Cơm nắm Onigiri

Onigiri nói nôm na là cơm được nắm thành những hình dáng (hình tam giác, hình tròn hoặc bầu dục) thuận tiện cho việc mang đi. Bên cạnh tên gọi “Onigiri” xuất phát từ động từ “nigiru” – tức “nắm” hoặc “nắn” trong tiếng Nhật, nó còn có một tên gọi khác là “Omusubi”. Món ăn cầm tay tiện lợi này bắt nguồn từ rất lâu trong lịch sử và dần phổ biến trong đời sống của người dân vào khoảng thế kỷ thứ 5. Về sau, vào thời đại Edo (1603- 1868), phong tục dùng rong biển để cuốn khi ăn được hình thành, trở thành hình thức tiêu biểu cho ẩm thực cơm hộp lúc bấy giờ và sau đó càng đa dạng hơn với nhiều loại khác nhau thường thấy tại các cửa hàng tiện lợi. Đây là một món ăn làm nổi bật sự thơm ngon của gạo bởi sự đơn giản cả trong nguyên liệu lẫn cách chế biến.

24 mon com ngon 14

Cơm nắm Onigiri truyền thống thường kết hợp với các nguyên liệu như Umeboshi, cá hồi, cá bào Katsuobushi, Mentaiko hay các thành phần được muối chua khác. Ngày nay, cơm nắm Onigiri còn kết hợp được với các thành phần như: mè, Furikake (một loại gia vị rắc lên cơm),… lăn ở ngoài nắm cơm; nấm Shiitake, cá ngừ trộn sốt Maiyonaise, lươn nướng, bơ, tôm trộn sốt Mayonaise hay thịt nướng làm phần nhân bên trong. Cơm nắm Onigiri vừa thực hiện dễ dàng, vừa tiện lợi trong việc bảo quản thành phẩm.

Cách làm cơm nắm Onigiri khá đơn giản. Nấu chín và nắm cơm bằng 2 tay thành các hình dạng yêu thích, Sau đó cho nhân vào giữa (ví dụ như Umeboshi, cá hồi hay cá ngừ,…), hoặc nếu là cá bào thì trộn chung lúc nắm cơm. Trước khi nắm cơm cần làm ẩm tay, cho một chút muối vào lòng bàn tay rồi mới nắm cơm, thực hiện tương tự với các nắm cơm khác. Cuối cùng bọc lá rong biển bên ngoài nắm cơm sau khi đã cắt miếng rong biển vừa với hình dạng nắm cơm.

Cơm trà xanh (Ochazuke)

Ochazuke hoặc Chazuke là một món cơm trộn được chế biến nhiều nhất và được người dân Nhật vô cùng được yêu thích. Ochazuke được dùng chế biến trong các bữa trưa hay khi người ta có ít thời gian để chuẩn bị.

Món cơm này được chế biến rất đơn giản bằng cách đổ hỗn hợp gồm trà xanh, Dashi và nước trà nóng lên trên cơm, nó thường có mùi vị mặn. Thường thì người Nhật ăn Ochazuke vào mùa lạnh, vị trà nóng quyện với các thành phần không thể thiếu của Ochazuke khiến món ăn này được yêu thích trên khắp các vùng của nước Nhật.

24 mon com ngon 15

Một bát cơm Ochazuke được tạo nên bởi các thành phần cơ bản sau: cơm nóng, rong biển, lát cá hồi, thịt heo, mơ muối và một số hải sản sống (mực, trứng cá…) và đương nhiên không thể vắng mặt thành phần nước trà xanh nóng. Nước trà dùng trong Ochazuke không phải là các loại trà nhiều hương vị mà chỉ đơn giản là trà xanh thông thường. Như vậy mới không làm mất đi vị của các thành phần trong món cơm trộn đặc trưng này. Ngoài ra người ta có thể dùng thêm, chế biến thêm một số thành phần khác tùy vào khẩu vị của từng vùng. Wasabi cũng có thể được trộn thêm trong món cơm này nếu có các hải sản sống, hải sản nướng,… trong món ăn.

Cơm đỏ (Sekihan)

Sekihan là món ăn truyền thống Nhật Bản – xôi được nấu với đậu đỏ Azuki nên cho màu đỏ như cái tên. Sekihan được dùng trong những dịp đặc biệt ở “xứ sở hoa anh đào” như là sinh nhật, đám cưới, các ngày lễ như Lễ Thành Nhân. Thực chất, Sekihan có mối quan hệ mật thiết với các bữa tiệc ăn mừng đến mức, khi người Nhật nói: “Hãy sekihan nào!”, ý họ là “Hãy ăn mừng nào!”.

24 mon com ngon 16

Người Nhật tin rằng Sekihan được dùng cho các buổi tiệc mừng bởi vì màu đỏ tượng trưng cho những điều may mắn. Khi ăn Sekihan, người ta thường rắc lên Gomashio (loại gia vị trộn giữa mè đen rang và muối).

Gyudon

Một thố cơm Gyudon gồm có các thành phần cơ bản như thịt bò, trứng gà lòng đào và hành lá sống nên vô cùng bổ dưỡng và được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới.

24 mon com ngon 20a

Cách ăn Gyudon phổ biến nhất là trộn đều các nguyên liệu với cơm cùng nước dùng dashi, xì dầu và Mirin rồi thưởng thức.

Katsudon

Katsudon là món ăn có hương vị gần với ẩm thực phương Tây nên khá dễ ăn với du khách nước ngoài và đây là món cơm được ưa chuộng nhất tại Nhật Bản. Một thố cơm Katsudon gồm thịt thăn tẩm bột rán như Tempura (Katsu), đặt ở chính giữa là một lớp trứng cuộn rau củ ngũ sắc.

24 mon com ngon 17

Món ăn này sẽ dùng với một loại tương sốt mặn ngọt có màu nâu bóng óng ả để tăng độ đậm đà. Do được thêm vào vị ngọt thanh từ nấm và các loại rau củ phong phú nên món này lại không hề ngấy dầu mỡ dù có đồ chiên.

Tendon

24 mon com ngon 19

Tendon khá giống với Katsudon, nhưng dùng tôm Tempura thay vì thịt heo chiên giòn. Bí quyết của món ăn này nằm ở độ giòn của tôm chiên theo một cách đặc biệt để giữ độ giòn mà không bị ngấm nhiều dầu và các loại rau củ cũng được rán giòn để tạo cảm giác thú vị khi ăn.

Kyukyokudon

Kyukyokudon được chế biến chủ yếu từ thịt cá, trong đó có cả cá hồi. Thực phẩm hàng đầu dùng để làm Sushi. Điểm nổi bật và khác biệt của món cơm thố Kyukyokudon là được chế biến với nhiều loại cá sống.

24 mon com ngon 18

Món ăn này có nguyên liệu cực kì phong phú, đẹp mắt khiến người thưởng thức yêu thích. Do đó chẳng có gì lạ khi nó lại thuộc hàng cực phẩm trong nền ẩm thực đa dạng của “xứ sở hoa anh đào”.

Oyakodon

24 mon com ngon 3

Nguyên liệu chính để làm ra Oyakodon chính là thịt thăn gà hấp và trứng khuấy kiểu Nhật. Món ăn được ví như tình mẫu tử trong tiếng Nhật. Người Nhật thường chọn Oyakadon trong thực đơn vào mùa hè vì hương vị thanh đạm.

Cơm chiên (Takikomi Gohan)

24 mon com ngon 21

Takikomi Gohan là một loại cơm Nhật Bản ướp với Dashi và nước tương cùng với nấm, rau, thịt, cá. Thành phần của Takikomi Gohan được nấu với gạo. Ngoài ra, món cơm này còn có các nguyên liệu như: măng tre, rễ cây ngưu bàng, đậu nành tươi, hạt dẻ, thịt gà, thịt cá trắng, hoặc sò.

Cơm chiên trứng (Omurice)

Omurice là món cơm chiên trứng “phong cách phương Tây” món ăn được tạo ra tại Nhật Bản vào năm 1900. Tên của nó bắt nguồn từ sự kết hợp của tiếng Anh từ “Omu Rice” trứng tráng và gạo.

24 mon com ngon 22

Omurice có rất nhiều loại, khác nhau qua các thành phần sốt như: Omurice curry, Pecori OmuRice… Một món ăn tương đối đơn giản, nó thường được gọi là cơm chiên với sốt cà chua, thịt gà và hành tây bọc trong một lớp mỏng trứng chiên.

Biến thể khác nhau của món ăn này có thể bao gồm đậu Hà Lan, cà rốt, nấm, ớt xanh, hành tây và kimchi. Thịt heo hoặc thịt bò có thể thay thế cho thịt gà là tốt nhất.

Cơm ấm (Kamameshi)

Kamameshi theo nghĩa đen được dịch là “cơm ấm” và là một món ăn truyền thống Nhật Bản. Gạo được nấu trong một nồi sắt gọi là kama. Kamameshi được bắt nguồn từ một thị trấn tên là Takeshita có tên gọi khác là Okunami kama.

24 mon com ngon 23

Món ăn này xuất hiện vào cuối thời Duy Tân Minh Trị trong thời kì khó khăn của Nhật Bản sau khi phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ trận động đất Kanto lịch sử năm 1923. Tương tự như Takikomi Gohan, Kamameshi là một món ăn truyền thống của Nhật Bản loại cơm thập cẩm được nấu với nhiều loại thịt, hải sản, rau quả, nêm và trang trí bằng nước sốt đậu nành cùng với Mirin. Bằng cách nấu cơm và các thành phần khác trong một cái nồi sắt Kama, gạo sẽ hơi bị cháy ở dưới đáy tạo nên hương vị hấp dẫn giòn giòn nóng nóng tan trong miệng mà dân gian hay gọi là “cơm cháy”.

Cơm Katsu cà ri

24 mon com ngon 24

Cơm Katsu cà ri có nguyên liệu chính có thể là thịt gà, thịt heo hoặc thịt bò được chiên giòn sau đó dùng kèm với cơm trắng và sốt cà ri. Đây là một món ăn phổ biến ở khu vực Kansai gần các vùng Osaka và Kobe.

Cơm trộn trứng (Tamagokake Gohan)

Tamagokake Gohan (trứng trên gạo) hay Tamago gohan là một món ăn chủ yếu phổ biến trong bữa ăn sáng của mọi gia đình “xứ sở Phù Tang”. Nhưng gần đây Tamagokake Gohan thường được ăn trong tất cả các bữa ăn tại Nhật Bản. Đây là một bát thức ăn truyền thống của Nhật Bản, họ đập trứng sống hoặc trộn trứng vào cơm và cho nước sốt đậu nành thêm một ít hành ngò vào bát cơm trắng.

24 mon com ngon 25

Trong tiếng Nhật, “Tamago” có nghĩa là “trứng”, “gohan” nghĩa là “cơm” và “kake”, viết tắt của “kakeru”, có nghĩa là “rót vào”. Theo một câu chuyện kể, món Tamarokake Gohan này lần đầu tiên được ăn bởi ông Ginko Kishida, một nhà tiên phong trong lĩnh vực báo chí ở Nhật Bản, và món ăn này cũng có riêng một loại nước tương để ăn kèm.

Cơm trộn Furikake

24 mon com ngon 26

Nếu nước mắm là gia vị không thể thiếu với các gia đình người Việt thì Furikake là một loại gia vị mà bất kỳ gia đình người Nhật nào cũng có. Furikake là gia vị chỉ có ở “xứ sở mặt trời mọc”, nó là hỗn hợp bột mịn được nghiền từ rong biển khô, cá khô, hạt vừng và muối. Nếu lỡ trong bếp chẳng còn gì ăn, người Nhật chỉ cần xới một bát cơm nóng rồi rắc một thìa Furikake lên là xong.

Mỗi nơi ở Nhật Bản lại có những loại cơm khác nhau với hương vị riêng nhưng đều rất hấp dẫn. Du khách đến Nhật Bản từng thưởng thức những món cơm hấp dẫn này chắc chắn sẽ nhớ mãi, khó lòng quên được. Liên hệ ngay với chúng tôi để book tour Nhật Bản và vi vu khám phá khung cảnh tuyệt đẹp cũng như thưởng thức các món ăn ngon độc đáo nơi này nhé!