12 điều được coi là cấm kỵ trong ngày Tết ở Nhật Bản

Tết (3 ngày đầu năm) ở Nhật Bản là dịp lễ quan trọng và thu hút đông đảo các “tín đồ” du lịch trên thế giới đến trải nghiệm nhiều nhất trong năm. Bởi lẽ đây không chỉ là thời điểm có những phong tục tập quán mang đậm nét văn hóa truyền thống mà còn tồn tại nhiều điều cấm kỵ thú vị.

3 ngày đầu năm, trong tiếng Nhật là “三が日” (Sangahi), diễn tả ngày mùng 1 đến ngày 3 của năm mới. Đây là khoảng thời gian để người Nhật chào mừng năm mới. Sau đêm giao thừa sôi động là ngày đầu năm mới. Vào ngày 1 (ngày đầu năm mới), các gia đình quây quần bên nhau để ăn mừng năm mới với Osechi. Mặc dù gần đây mọi thứ đã thay đổi, nhưng những sự kiện đặc biệt dành riêng cho năm mới vẫn được tổ chức trong 3 ngày đầu năm, chẳng hạn như đi đón năm mới, viết thư pháp và tặng quà năm mới.

Bên cạnh các hoạt động – sự kiện thú vị, vào 3 ngày đầu năm ở Nhật Bản sẽ có nhiều điều cấm kỵ, có thể kể đến một vài điều sau đây:

Dọn dẹp, lau chùi nhà cửa

Trong văn hóa truyền thống của Nhật Bản, vào ngày đầu năm mới, thần Toshigami đến nhà và mang lại may mắn cho người Nhật. Sẽ không tốt nếu dọn dẹp và vứt đi những vận may đó. Do đó, vào 3 ngày này, họ sẽ không vứt rác vì nếu vứt rác thì có nghĩa là vứt bỏ vận may của mình.

Theo nghĩa tương tự, việc dọn dẹp nhà bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh cũng như giặt giũ cũng bị coi là xui xẻo vì chúng sẽ rửa sạch các vị thần bằng nước. Mọi công việc liên quan đến nước đều là điều cấm kỵ.

Vào đầu năm mới, người Nhật cũng sẽ không phơi chăn màn. Việc dọn dẹp, lau chùi thường sẽ được thực hiện trước ngày 29 Tết, những ngày Tết sẽ không phải tất bật với công việc nhà nữa mà thay vào đó là tận hưởng những điều tốt đẹp trong ngày đầu năm.

Làm vỡ đồ

Làm vỡ đồ là một trong những việc cấm kỵ vào những ngày đầu năm mới. Theo quan niệm của người Nhật, đây được xem là một điềm báo không may mắn, tượng trưng cho việc phá vỡ những điều tốt đẹp và may mắn mà năm mới mang lại. Người Nhật tin rằng, việc giữ gìn đồ đạc nguyên vẹn sẽ giúp cho cuộc sống gia đình được yên ổn, hạnh phúc và tránh xa những điều xui xẻo trong suốt cả năm.

Ngoài ra, việc làm vỡ đồ còn được liên tưởng đến việc làm đổ vỡ những mối quan hệ hoặc gây ra những rắc rối không đáng có. Vì vậy, người Nhật rất chú trọng đến việc bảo quản đồ đạc cẩn thận trong những ngày đầu năm, đặc biệt là những đồ vật có giá trị tinh thần hoặc mang ý nghĩa đặc biệt. Do đó, để tránh làm vỡ đồ, người Nhật thường cất giữ những đồ vật dễ vỡ vào nơi an toàn, di chuyển nhẹ nhàng và cẩn thận khi làm việc nhà. Bên cạnh đó, họ cũng thường trang trí nhà cửa bằng những vật liệu mềm mại, dễ uốn để giảm thiểu rủi ro.

Dùng dao

Người Nhật quan niệm rằng: Nếu bạn không sử dụng dao trong 3 ngày đầu tiên của năm, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có thể sống 1 năm an toàn và khỏe mạnh (nếu bạn tự cắt và bị thương, bạn sẽ gặp rắc rối). Đối với một số người, việc cắt bằng dao cũng có nghĩa có nguy cơ cắt đứt những quan hệ tốt đẹp. Và sau một năm làm việc, con dao cũng cần được nghỉ ngơi trong 3 ngày đầu năm.

Vào 3 ngày đầu năm, người Nhật có thể ăn Ozoni, Osechi Ryori và các món ăn khác mà họ đã làm từ trước và nghỉ ngơi mà không cần làm bất kỳ công việc bếp núc nào. 

Dùng lửa nấu ăn

Vào 3 ngày đầu năm, người Nhật sẽ không dùng lửa nếu không muốn chọc giận “Aragami”, người được tôn thờ như thần lửa. Khi  dùng lửa nấu ăn, trong tiếng Nhật là “灰汁”, từ này đồng âm với “あく、” có nghĩa là mang đến điều xấu. Ở những nơi sử dụng lửa, chẳng hạn như trong lò nung, có “Kojin” (thần lửa) được tôn thờ. Nếu dùng lửa vào đầu năm mới, “thần lửa” sẽ nổi giận. Một số nơi thì nói rằng phong tục không được dùng lửa ít nhất trong 3 ngày đầu năm để thần lửa được nghỉ ngơi.

Truyền thống không sử dụng lửa để ninh đồ ăn đã có từ lâu đời và gắn liền với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Người Nhật quan niệm, việc hạn chế đun nấu vào những ngày đầu năm mới là cách để thể hiện sự tôn trọng đối với các vị thần và cầu mong một năm hạnh phúc với nhiều điều tốt lành. Theo các tín đồ du lịch Nhật Bản, người dân địa phương tin rằng việc đun nấu sẽ tạo ra khói và lửa, có thể làm ô uế không khí và làm phiền đến các vị thần. Ngoài ra, việc hạn chế sử dụng lửa cũng nhằm mục đích để các thành viên trong gia đình có thêm thời gian quây quần bên nhau, tận hưởng không khí ấm cúng của ngày Tết. Thay vì dành thời gian cho việc nấu nướng, người Nhật thường chuẩn bị sẵn một mâm cỗ ngày Tết gọi là Osechi. Mâm cỗ Osechi bao gồm rất nhiều món ăn khác nhau, được chế biến và bảo quản kỹ lưỡng để có thể thưởng thức trong suốt những ngày Tết. Các món ăn trong mâm cỗ Osechi thường được nấu chín và để nguội trước, sau đó được xếp vào các hộp đựng đẹp mắt. Tuy nhiên, phong tục này ngày nay đã có phần thay đổi. Với cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình Nhật Bản không còn quá khắt khe trong việc tuân thủ quy tắc này. Họ vẫn có thể nấu một số món ăn đơn giản vào những ngày Tết, nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần của truyền thống bằng cách hạn chế việc đun nấu và tập trung vào việc thưởng thức những món ăn truyền thống.

Ăn thịt động vật 4 chân

Tiếp theo trong chuỗi những điều cấm kỵ trong 3 ngày đầu năm ở Nhật Bản chính là không ăn động vật 4 chân theo cách giải thích của Phật giáo để tránh sát sinh. Theo phong tục truyền thống của người Nhật, sẽ không ăn thịt động vật vào đêm giao thừa và nhiều vùng ở Nhật Bản hoàn toàn không có thịt động vật 4 chân trong các món ăn ngày Tết, đặc biệt là trong mâm cỗ Osechi.

Không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo, mà việc kiêng kỵ này còn mang ý nghĩa về sự khởi đầu mới, một năm an lành và may mắn. Người Nhật tin rằng, việc tránh ăn thịt động vật vào ngày Tết sẽ mang lại sự hòa hợp và bình yên cho cả gia đình. 

Tuy nhiên, cùng với sự giao thoa văn hóa và sự phát triển của xã hội, phong tục này cũng có những thay đổi nhất định. Nhiều gia đình trẻ hiện nay có xu hướng linh hoạt hơn trong việc lựa chọn thực đơn ngày Tết. Dù vậy, việc kiêng ăn thịt động vật 4 chân vẫn là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản và được nhiều người dân nước này trân trọng.

Cãi cọ/đánh nhau

Vào những ngày đầu năm, ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất. Và người Nhật cũng không muốn phải tranh cãi vào ngày đầu năm mới. Trên thực tế, cãi cọ/đánh nhau không có nghĩa là cả năm đó sẽ tồi tệ, nhưng bắt đầu năm mới bằng một việc không tốt không phải là cách hay. Nhưng người Nhật quan niệm rằng vào những ngày đầu năm nên tránh tranh cãi, thay vào đó hãy dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp để may mắn đến với họ dễ dàng hơn.

Nói điều xui xẻo, khóc trong năm mới

Người Nhật kiêng kỵ việc nói những điều không may mắn và khóc lóc trong ngày Tết. Vì những điều đó mang lại năm mới không thuận lợi và nhiều nỗi buồn. Do đó, trong năm mới mọi người phải luôn vui vẻ để cả năm may mắn và gặp nhiều điều tốt lành.

Tiêu tiền bừa bãi

Người Nhật tin rằng: Nếu bạn tiêu quá nhiều tiền vào đầu năm mới, bạn sẽ không thể tiết kiệm được nhiều trong năm. Tuy nhiên, dùng tiền cúng dường vào chùa thì được. Từ ngày thứ hai, người Nhật có thể dùng tiền để đi mua thứ gì đó.

Điều quan trọng là trong một năm không được tiêu xài hoang phí. An vị và cúng ít tiền thần tài ngày đầu năm là được.

Vay mượn tiền

Việc kiêng vay mượn tiền vào ngày Tết ở Nhật Bản là một phong tục mang ý nghĩa sâu sắc về mặt tài chính và tâm linh. Người Nhật quan niệm rằng, việc bắt đầu năm mới bằng nợ nần sẽ mang đến những điều không may mắn và gây khó khăn về tài chính trong suốt cả năm. Họ tin rằng, một năm mới khởi đầu bằng việc thanh toán hết các khoản nợ sẽ mang lại sự bình an, may mắn và tài lộc. Ngoài ra, việc kiêng vay mượn tiền vào ngày Tết còn thể hiện sự tôn trọng đối với truyền thống và văn hóa của người Nhật. Người dân ở đây coi việc bắt đầu một năm mới với tâm thế thoải mái về tài chính là một cách để thể hiện sự biết ơn và cầu mong những điều tốt đẹp trong tương lai.

Tuy nhiên, phong tục này không có nghĩa là hoàn toàn không được giao dịch bằng tiền trong dịp Tết. Việc trao đổi lì xì, mua sắm quà Tết vẫn diễn ra bình thường. Điều quan trọng là không nên vay mượn tiền và cố gắng thanh toán hết các khoản nợ cũ trước khi bước sang năm mới. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của xã hội, phong tục này có phần thay đổi. Nhiều người trẻ tuổi không còn quá khắt khe trong việc tuân thủ quy tắc này. Song, việc kiêng vay mượn tiền vào ngày Tết vẫn được nhiều gia đình Nhật Bản duy trì như một cách để giữ gìn truyền thống và mang lại may mắn cho cả gia đình.

Đi giày mới vào buổi tối của những ngày năm mới

Người Nhật quan niệm rằng mặc giày mới sẽ dễ bị các thế lực bóng tối xâm nhập và gây nguy hiểm. Thế lực bóng tối gồm có ma quỷ, yêu quái,… thường xuất hiện nhiều vào buổi tối những ngày năm mới. Vì vậy, mọi người không đi giày mới và ra ngoài vào buổi tối để tránh gặp những chuyện không may mắn.

Nằm ngay sau khi ăn

Đây không những là thói quen xấu mà còn là một trong những điều cấm kỵ của người Nhật. Họ quan niệm rằng nằm ngay sau khi ăn sẽ giống như con bò. Mọi việc sẽ diễn ra chậm chạp, không tiến triển và không có kết quả tốt.

Liên quan đến số 4

Con số 4 trong mê tín dị đoan của một số nước theo văn hóa Trung Hoa, trong đó có Nhật Bản, do đồng âm với từ “Tử” (có nghĩa là chết) nên người ta thường kiêng con số 4. Vì lý do này mà có sự mê tín dị đoan coi số 4 là một điều xui xẻo hoặc điềm xấu.

Trong văn hóa sống của người Nhật, số 4 gần như đã bị bỏ đi. Ví dụ trong nhà cao tầng không có tầng 4, cạnh phòng 203 là phòng 205,…. Vì vậy, trong dịp Tết và các hoạt động vui chơi, giải trí đều tránh dùng số 4.

Qua những điều cấm kỵ trên, có thể thấy văn hóa Tết của Nhật Bản vô cùng phong phú và sâu sắc. Mỗi phong tục đều ẩn chứa những ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Việc nắm vững những điều kiêng kỵ không chỉ giúp du khách tránh những điều xui xẻo mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa và con người Nhật Bản. Chúc du khách có một chuyến du lịch Nhật Bản vào những ngày đầu năm mới thật thú vị và đáng nhớ!