Các thể loại âm nhạc thịnh hành ở Nhật Bản

Âm nhạc Nhật Bản bao gồm nhiều thể loại với nhiều cách thể hiện khác nhau trong cả âm nhạc hiện đại lẫn truyền thống. Âm nhạc trong tiếng Nhật gọi là 音楽 (Ongaku), là sự kết hợp của 2 từ kanji: 音 (On – âm thanh) 楽 (gaku –  thưởng thức).

ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VÀ ÂM NHẠC HIỆN ĐẠI

Âm nhạc của Nhật Bản được phân chia thành 2 loại nhạc là: âm nhạc truyền thống và âm nhạc hiện đại. Hai thể loại nhạc này có những đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên phần âm nhạc hiện đại cũng được xây dựng nên từ phần âm nhạc truyền thống và có những biến đổi khác.

Âm nhạc truyền thống của Nhật Bản xuất phát từ lâu đời trước đây và có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa. Có hai hình thức âm nhạc được công nhận là cổ nhất của âm nhạc truyền thống Nhật Bản, đó là “Shōmyō” (hay: Phật hát) và “Gagaku” (Nhã nhạc, hay dàn âm nhạc triều đình – nhã nhạc Nhật Bản), cả hai đều có lịch sử từ thời Nara và Heian. Gagaku là loại ca nhạc cổ được biểu diễn trong cung điện hoàng gia từ thời Heian. Kagura-uta (Thần nhạc ca), Azuma-asobi (Đông du) và Yamato-uta (Đại Hoà ca) là các tiết mục địa phương. Tōgaku (Đường nhạc) và Komagaku xuất phát từ thời nhà Đường của Trung Quốc thông qua bán đảo Triều Tiên. Thêm vào đó, Gagaku chia ra làm Kangen (Quản huyền) (âm nhạc nhạc cụ) và Bugaku (Vũ nhạc) (nhảy đi kèm với Gagaku).

Bắt nguồn từ đầu thế kỷ XIII chính là Honkyoku (bản gốc). Có bản chơi đơn là Shakuhachi được chơi bởi các nhà sư của trường thiền Fuke của phái Phật Sơn. Những thầy tu này, gọi là Komusō (hư vô tăng), chơi Honkyoku để xin bố thí và sự khai sáng. Trường Fuke đã ngừng hoạt động từ thế kỷ XIX nhưng các bản viết và truyền miệng của Honkyoko vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay, mặc dù thường xuất hiện trong bối cách các buổi biểu diễn. Các Samurai vẫn thường nghe và tham gia biểu diễn trong các hoạt động âm nhạc này và qua đó làm phong phú thêm cho cuộc sống và hiểu biết của mình.

Đến thời kỳ Minh Trị, sự du nhập của âm nhạc phương Tây đã mở ra con đường phát triển cho nền âm nhạc Nhật Bản. Âm nhạc hiện đại của quốc gia này dần được hình thành và trở nên vô cùng phổ biến tại các quốc gia Châu Á từ những năm 2000 và trở thành quốc gia có nền âm nhạc đứng đầu ở Châu Á.

CÁC THỂ LOẠI ÂM NHẠC THỊNH HÀNH Ở NHẬT BẢN

Nhạc dân gian Min’yō

Nhạc dân gian Nhật Bản có thể được gộp và phân loại theo nhiều cách nhưng thường được chia theo 4 loại chính: nhạc công việc, nhạc tôn giáo (như là Sato Kagura, nhạc Thần đạo) nhạc dùng trong dịp tụ tập như cưới hỏi, ma chay, lễ hội và nhạc thiếu nhi (Warabe Uta)

Các bản nhạc dân gian thường được sáng tác mang một phong cách nhẹ nhàng, truyền cảm và sâu lắng, mang lại cho mọi người những bài nhạc hay và ấn tượng, dễ nhớ.

Khi đề cập tới Min’yō, người ta thường có những khái niệm như là: Ondo, Bushi, Bon Uta, và Komori Uta. Một Ondo thường dùng để miêu tả các bài hát với các nhịp đặc biệt có thể được nghe như nhịp 2/4 (mặc dù người biểu diễn không thường đánh nhịp theo nhóm). Những bài thường dùng ở lễ Obon sẽ thường là Ondo. Bushi là một bài hát với một giai điệu đặc biệt. Ngay từ cái tên, “Bushi” là tổ hợp của hai từ “giai điệu” và “nhịp điệu”. Từ này ít khi dùng một mình mà đứng trước những khái niệm nói đến địa điểm, nghề nghiệp, tên riêng hoặc những gì tương tự. Bon uta, giống như tên gọi, là những bài hát cho Obon, lễ hội đèn lồng của người chết. Komori uta là bài hát ru trẻ con. Tên các bài hát của nhạc min’yo thường bao gồm các khái niệm miêu tả, thường là ở cuối, thường là ở cuối. Ví dụ như: Tokyo Ondo, Kushimoto Bushi, Hokkai Bon Uta, và Itsuki no Komoriuta.

Rất nhiều bài hát trong số đó bao gồm thêm nhấn âm vào các âm tiết và tiếng hô (kakegoe). Kakegoe thường là tiếng cổ vũ nhưng trong nhạc min’yō, chúng thường dùng như một phần của đồng ca. Có nhiều loại Kakegoe, dù ở từng vùng thì khác nhau. Ví dụ như trong vùng Okinawa, tiếng hô thường là “ha iya sasa!”. Trong đại lục Nhật Bản, chúng ta có khả năng nghe thấy tiếng “a yoisho!,” “sate!,” hoặc “sore!”. Những tiếng hô khác như là: “a donto koi!,” và “dokoisho!”.

Gần đây, có một hệ thống phường hội gọi là “Iemoto” đã được áp dụng cho vài thể loại min’yō. Hệ thống này đầu tiên được phát triển để chuyển giao các loại nhạc cổ điển như: Nagauta, Shakuhachi, hay nhạc Koto, nhưng kể từ khi người ta chứng minh được là nó cũng mang lại lợi ích cho giảng viên và được hỗ trợ bởi sinh viên đang mong muốn có được tấm bằng certificates of proficiency và các tên tuổi nghệ sĩ mong muốn truyền bá các dòng nhạc như: Min’yō, Tsugaru-jamisen và các hình thức âm nhạc khác không được chuyển giao không chính thức. Ngày nay, Min’yō được truyền lại trong các tổ chức gia đình không theo huyết thống và các khóa học việc dài hạn đang rất phổ biến.

Rock

Nhạc Rock của Nhật Bản được hình thành từ những năm 1960 từ sự du nhập của âm nhạc phương Tây. Thể loại nhạc Rock được kết hợp giữa nhạc dân gian và được biến tấu để tạo nên những bản nhạc ấn tượng, mang khí chất và sự hùng hồn trong âm nhạc, thể hiện những bản nhạc đặc sắc.

Nhạc J-pop

J-Pop là một thể loại nhạc hiện đại của Nhật Bản được phát triển và thịnh hành từ những năm 1990. Âm nhạc này là sự kết hợp của nhạc Pop và nhạc Rock với những giai điệu sôi động, vui tươi. Góp phần thành công cho thể loại nhạc này không thể không kể đến những thần tượng, nhóm nhạc nổi tiếng của Nhật đã mang nền âm nhạc này vang xa trên thế giới.

Hip-hop

Nhạc Hip-hop cũng là một thể loại âm nhạc có nguồn gốc xuất phát từ Mỹ và thịnh hành vào những năm 1980. Các bản nhạc này mang một xu hướng phong cách mới và được phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên, thể loại âm nhạc này không phát triển mạnh mẽ vì ngôn ngữ là một rào cản lớn nhất đối với các rapper tại Nhật Bản, không thể tạo nên các vần điệu như Hip-hop Mỹ.

Nhạc chủ đề

Nhạc chủ đề sáng tác cho phim, Anime, Tokusatsu, và phim truyền hình Nhật Bản cũng được xem là một thể loại nhạc. Một vài nghệ sĩ và nhóm nhạc đã dành cả sự nghiệp âm nhạc của mình để trình diễn và sáng tác nhạc phim. Các nghệ sĩ đó là Masato Shimon (hiện giữ kỷ lục thể giới cho bài hát đơn thành công nhất ở Nhật Bản với bài “Oyoge! Taiyaki-kun”), Ichirou Mizuki, tất cả các thành viên của JAM Project, Akira Kushida, Isao Sasaki, và Mitsuko Horie. Các nhạc sĩ sáng tác nhạc chủ đề đáng chú ý bao gồm: Joe Hisaishi, Michiru Oshima, Yoko Kanno, Toshihiko Sahashi, Yuki Kajiura, Kōtarō Nakagawa và Yuuki Hayashi.

Âm nhạc là một trong những điều ấn tượng mà mọi người nhớ đến khi nói về Nhật Bản. Quốc gia này có sự phát triển về âm nhạc từ rất sớm với những thể loại nhạc đặc sắc từ thế giới và biến tấu thành thể loại âm nhạc của nước nhà với những bản nhạc được nhiều người yêu thích. Nếu du khách muốn tự mình khám phá nhiều hơn về nền âm nhạc của quốc gia này, hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Nhật Bản cùng chúng tôi nhé!