Doraemon – biểu tượng của văn hóa Nhật Bản

Doraemon là nhân vật trong bộ truyện tranh nổi tiếng cùng tên của Nhật Bản, đã phủ sóng trên nhiều quốc gia lớn nhỏ, đã mang đến cho hàng ngàn trẻ em trên thế giới nhiều câu chuyện về tình thân và tình bạn. Doraemon được xem là một biểu tượng cho tuổi thơ ngọt ngào.

Ra đời cách đây 50 năm, Doraemon tiếp tục chứng minh sức sống lâu bền, vượt khỏi một bộ truyện tranh thông thường, trở thành biểu tượng văn hóa nhờ nội dung gần gũi với trẻ thơ cùng giá trị giáo dục.

Tên gọi

Cái tên “Doraemon” được tạo ra từ hai từ: “Dora” & “Emon”. Trong đó, từ “Dora” có nghĩa là đi lạc, hay còn được hiểu là điều không mong muốn. “Dora” cũng được dùng để nói về cái gông, ám chỉ thân hình tròn trịa như chú lật đật của Doraemon. Ngoài ra, “Dora” cũng là cụm bắt đầu của từ “Dorayaki” – bánh Pancake nhân đậu đỏ truyền thống của Nhật Bản, cũng chính là món ăn ưa thích của chú mèo máy Doraemon. “Emon” là một loại trạng từ truyền thống cho tên của người hoặc động vật có giới tính nam, ví dụ như Ishikawa Goemon. Như vậy, theo nghĩa đen, tên của Doraemon có thể hiểu là “chú mèo đực bị lạc đường”.

Sự ra đời của nhân vật Doraemon

Theo lời kể của ông Hiroshi Fujimoto – cố tác giả truyện Doraemon, trong một đêm khi ông đang loay hoay tìm kiếm ý tưởng và tên nhân vật cho bộ truyện mới, ông đã gặp một con mèo hoang nhảy vào lòng ông mà ngủ. Do lúc ấy đã quá mệt, ông cũng thiếp đi lúc nào không hay, sau khi tỉnh dậy ông vấp phải con lật đật của cô con gái, từ đó ý tưởng về sự kết hợp giữa mèo và lật đật ra đời đó chính là nhân vật Doremon.

4 sự thật thú vị về nhân vật Doraemon

Con số đặc biệt 129,3 của Doraemon: cao 129,3cm, nặng 129,3kg, nhảy cao 129,3cm (khi thấy chuột) Công suất tối đa 129.3bhp, vòng bụng 129,3cm, đường kính chân 129,3 mm, tốc độ chạy thông thường: 50m/s (khi gặp chuột:: 129,3 km/h). Như vậy, các số đo của Doraemon có một điểm chung: đều là con số 129,3. Ngoài ra, ngày sinh của chú là 3/9/2112.

Màu sơn gốc của Doraemon là màu vàng. Sau khi biết rằng tai của mình bị cắn bởi một con chuột, cậu ta đã bị trầm cảm, cậu ta lẻn lên trên tháp, uống một loại thuốc có nhãn đau buồn. Và khi cậu ta khóc, màu sơn của cậu ta đã bị thay đổi sang màu xanh do loại thuốc đó.

Doraemon có màu xanh và mất cả hai tai: Trong một lần bất cẩn, Doraemon đã bị con chuột gặm cả hai tai khiến cái đầu trở nên trở tròn vo và láng bóng. Sau đó, Doraemon cũng tạm biệt cô bạn gái Nora Miyako. Quá khứ khiến cho cậu buồn và khóc rất nhiều làm cho mình lớp sơn màu vàng chuyển thành màu xanh.

Bảo bối của Doraemon là những phát minh đi trước thời đại. Mỗi câu chuyện của Doraemon thường ngắn gọn, độc lập và mỗi bảo bối mang một cái nhìn tích cực về khoa học – kỹ thuật trong tương lai. Mỗi bảo bối của Doraemon có thể là những vật dụng hàng ngày như: cánh cửa, bàn, ghế, chong chóng tre hay những thiết bị có tính khoa học viễn tưởng như khăn trùm thời gian, đèn pin thu nhỏ, cánh cửa thần kỳ,… Vì vậy, Doraemon từng được bầu chọn là một trong số những nhân vật quyền năng nhất bên cạnh Songoku (7 viên ngọc rồng). Số bảo bối thực tế của Doraemon lên đến 1963 và được xuất hiện trong 1.344 câu chuyện. Các bảo bối được tác giả tưởng tượng ra từ những năm 1970 và đã có một số được khoa học kỹ thuật thực hiện hóa.

Nội dung truyện Doraemon

Nội dung truyện xoay quanh cậu bé Nobita, một cậu bé có cuộc đời không quá may mắn và chú mèo máy tốt bụng Doraemon đến từ tương lai để giúp cậu có cuộc sống tốt hơn. Từ đó series câu chuyện tình bạn đẹp giữa cặp đôi bắt đầu, với hàng loạt những câu chuyện dở khóc dở cười và châm ngôn cuộc sống, truyện Doraemon đã thu hút một lực lượng fan lớn, được xem là một biểu tượng mang đậm giá trị giáo dục và nhân đạo.

Sự yêu thích của độc giả đối với truyện tranh Doraemon

Ra đời cách đây đã 50 năm nhưng sức ảnh hưởng của bộ truyện này vẫn không hề giảm nhiệt, hầu hết mọi thế hệ tuổi thơ trên thế giới đều dành niềm yêu thích đặc biệt riêng cho chú mèo máy Doraemon. Bộ truyện này không ngừng được tái bản, chuyển thể thành phim hoạt hình để phục vụ nhu cầu của người xem. Ngoài ra cũng được sử dụng vào một số mục đích giáo dục nhân đạo trong nhà trường cho trẻ nhỏ. Ở Nhật Bản, Doraemon còn được sử dụng làm đồ trang trí, đồ thủ công để trang hoàng cho nhà cửa hay các cửa hàng.

Có rất nhiều lý do để độc giả trên thế giới yêu thích truyện Doraemon. Có thể thấy, truyện Doraemon mang tính giải trí, là một bộ truyện tranh sản xuất nhằm mục đích đem đến cho người xem những giây phút thư giãn và phục vụ trẻ em từ 5-15 tuổi. Bên cạnh đó, những tình tiết và nội dung trong câu chuyện mang tính nhân đạo cao. Và hơn hết là nội dung câu chuyện gần gũi. Những bảo bối mà Doraemon sử giúp cho Nobita cũng biểu tượng cho những giấc mơ dang dở của tuổi trẻ và không thể thực hiện được. Ngoài ra, một ý nghĩa lớn khác của Doraemon là truyện phần nào mang đến cảm giác hoài niệm về tuổi thơ của nhiều người, một quá khứ đã xa, ở cái thời lũ trẻ không “cắm đầu” vào điện thoại, máy tính. Chúng ra ngoài, chơi bóng chày, khoe mẽ, tranh giành nhau đồ chơi, tụ tập với nhau và cùng trải qua những chuyến phiêu lưu lớn nhỏ. Đấy có lẽ cũng là lý do chính giúp bộ truyện vẫn luôn được đón nhận sau nửa thế kỷ, và còn lâu hơn thế nữa.

Doraemon từ truyện lên phim

Từ truyện tranh, các nhân vật trong câu chuyện lại được tái hiện thông qua thể loại phim Anime. Loạt Anime Doraemon đầu tiên được sản xuất vào năm 1973 bởi Nippon TV Dōga. Tiền thân của bộ Anime này là một bộ phim thí điểm mang tên “Doraemon – chú mèo máy đến từ tương lai”. Sự ra đời của phim Anime này đã được sự hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình từ khán giả, khởi chiếu trên 60 quốc gia, có lượng người xem khủng. Thời điểm đó phim Anime Doraemon có nhiệt độ nóng chưa từng có, trở thành một bộ Anime nổi tiếng trên thế giới.

Sau loạt thành công bên mảng phim Doraemon, người ta tiếp tục sản xuất bộ truyện này theo dạng phim điện ảnh. Có 40 bộ phim điện ảnh Doraemon ra đời do Shin-Ei Animation sản xuất và phân phối bởi Toho kể từ năm 1980. Sau khi tác giả của bộ truyện qua đời, kịch bản bộ truyện được Kishima Nobuaki đảm nhiệm. Khác với các bộ truyện Manga hay Anime, phim điện ảnh có nội dung phức tạp hơn, chủ yếu kể về những cuộc phiêu lưu thần kỳ của Doraemon và những người bạn dựa trên những đặc điểm văn hóa phong tục tập quán của người Nhật.

Mức độ nổi tiếng của hình tượng Doraemon tại Nhật Bản

Hàng năm để tưởng niệm cố tác giả Hiroshi Fujimoto và những nhân vật trong bộ truyện huyền thoại Doraemon, người ta thường tổ chức nhiều buổi triển lãm các bức tranh và những gì liên quan đến bộ truyện.

Ngoài ra, tại “xứ Phù Tang”, du khách cũng có thể tìm về tuổi thơ của mình khi đến thăm các địa điểm du lịch gắn liền với hình tượng chú mèo máy thông minh này như: Bảo tàng Fujiko F.Fujio (nơi tưởng nhớ và tôn vinh những tác phẩm truyện tranh của tác giả nổi tiếng này, đặc biệt là nhân vật chú mèo máy Doraemon); Ngôi làng cổ Shirakawa (Ngôi làng này từng là nơi truyền cảm hứng để tác giả Fujiko Fujio sáng tác những tập đầu tiên của bộ truyện tranh),…

Hình ảnh Doraemon còn gắn liền với một đoàn tàu đặc biệt đã được đưa vào sử dụng vào năm 2011 với cái tên “Odakyu FTrain”. Đoàn tàu chạy trên tuyến Odakyu suốt từ Shinjuku thuộc Tokyo đến vùng ngoại thành thành phố Odawara thuộc quận Kanagawa. Tuyến tàu đặc biệt này được khánh thành như một hoạt động chúc mừng lễ ra mắt của bảo tàng Fujiko Fujio tại Kawasaki. Đoàn tàu Odakyu F-Train bao gồm 10 toa được thiết kế với nhiều hình ảnh lấy cảm hứng từ các nhân vật truyện tranh của tác giả Fujiko Fujio, đặc biệt là hình ảnh chú mèo máy Doraemon. Không chỉ thân tàu được trang trí mà ngay cả không gian bên trong tàu cũng tràn ngập hình ảnh, poster và các dây nắm gắn biểu tượng Doraemon. Độc đáo hơn, tiếng nhắc thông báo các trạm dừng đặc biệt cũng được chỉnh thành các bản nhạc quen thuộc trong phim Doraemon như: “Doraemon no uta”, “Yume wo kanaete Doraemon”,…

Ở Nhật Bản, hình tượng Doraemon là biểu tượng của tình thân và tình bạn, do vậy người ta cũng thường tặng nhau những món quà lưu niệm hay mô hình Doraemon (và mô hình các nhân vật khác) để bày tỏ tình bạn. Ở Nhật Bản, mô hình các nhân vật trong câu chuyện được bày bán ở rất nhiều nơi, đủ hình dạng và kích thước để du khách có thể lựa chọn. Ngày nay, người ta còn sản xuất đủ bộ chăn ga, đệm hay quần áo theo thiết kế của Doreamon nữa đấy!

Hình tượng Doraemon không chỉ đơn giản nhân vật trong truyện tranh mà giờ đây nó là một biểu tượng lớn của văn hóa “xứ Phù Tang” và là một biểu tượng cho tuổi thơ của biết bao người. Hãy tìm về lại ký ức ngọt ngào ấy khi Book Tour Nhật Bản của chúng tôi nhé!