Văn hóa Nhật Bản rất chú trọng đến sự tôn trọng giữa các bên. Cúi chào là một trong những cách giúp người dân Nhật thể hiện điều đó.
Cúi chào là một truyền thống quan trọng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cúi chào chính xác và hiểu được ý nghĩa đằng sau hành động này. Từ “cúi đầu” trong tiếng Nhật là “Ojigi” (お辞儀). Có nhiều nguyên nhân khiến người Nhật cúi chào, nhưng lý do chủ yếu vẫn là bày tỏ sự tôn trọng. Tương tác ở Nhật Bản không chỉ gói gọn trong giao tiếp bằng lời nói mà còn thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể.
Đối với văn hóa phương Tây, cúi chào có thể được coi là một là một hình thức hạ mình trước một người ở vị trí cao hơn, ví dụ như Hoàng gia. Trong khi đó, ở Nhật Bản, cúi đầu lại là một phần của cuộc sống thường nhật. Những cử chỉ đơn giản như cúi chào có tác dụng lâu dài trong giao tiếp ở Nhật Bản và đôi khi còn có sức mạnh hơn cả lời nói.
Mặc dù người Nhật có những phép xã giao và cách cư xử riêng, điều đó không có nghĩa là họ không thích nghi với văn hóa từng vùng miền. Người Nhật vẫn bắt tay khi nói chuyện hoặc gặp gỡ người đến từ các nước khác, đặc biệt là với một người không quen thuộc phong tục Nhật Bản.
Có những lúc người Nhật kết hợp giữa cúi đầu chào và bắt tay. Điều này thường xảy ra khi họ bắt tay sau khi cúi chào. Đôi khi, người Nhật bắt tay và cúi chào cùng một lúc. Tuy nhiên, đây là một điều khó khăn vì giao tiếp bằng mắt bị coi là thô lỗ khi cúi chào.
Cách cúi chào của người Nhật rất đơn giản, nhưng đằng sau đó ẩn chứa rất nhiều nét tinh tế. Khi cúi đầu, điều quan trọng là không được rũ người xuống và cong lưng; tư thế thẳng, đẹp cho thấy bạn đang cố gắng hết sức vì người kia. Nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước nhưng nửa thân dưới không được di chuyển và phải giữ vuông góc với mặt đất, như thể đang đứng thẳng, mắt nhìn xuống phía dưới. Nam giới hai tay đặt dọc theo thân, còn nữ giới thì đặt hai tay ở vạt áo trước.
Ở Nhật Bản có nhiều kiểu cúi chào nhằm thể hiện sự tôn trọng dưới nhiều hình thức khác nhau. Góc độ cúi thể hiện mức độ tôn trọng mà một người dành cho người đối diện. Kiểu cúi chào đơn giản, gập người khoảng 5 độ thường được sử dụng trong các buổi họp mặt thân mật giữa bạn bè và gia đình. Ngoài ra, còn có một số kiểu cúi chào khác như: “Eshaku”, “Keirei” và “Saikeirei”. Eshaku là cách cúi gập người khoảng 15 độ, dùng để chào hỏi người quen hoặc nói lời cảm ơn. Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Đây là kiểu chào cúi gập người khoảng 30 độ, dùng trong các tình huống như chào hỏi đối tác kinh doanh, khách hàng tiềm năng, hoặc để thể hiện sự tôn trọng với người có địa vị cao hơn. Saikeirei là cách cúi đầu trang trọng nhất, dùng để thể hiện sự tôn trọng với người có địa vị rất cao như hoàng đế, hoặc để xin lỗi hay bày tỏ cảm giác tội lỗi mạnh mẽ.
Cách cúi đầu ít được dùng nhất là “Dogeza”. Cách này chỉ được sử dụng trong những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng như khi phạm sai lầm chết người. Người đang cúi đầu quỳ gối và dập mặt xuống đất, thể hiện sự cầu xin và hối lỗi ở mức cao nhất.
Thật ra, người Nhật không phải hoàn toàn chào một cách chính xác ở từng góc độ như trên. hơn cả những quy tắc được tuân theo cứng nhắc, có lẽ người Nhật chào nhau với cái thành tâm mà họ có và muốn gửi đến đối phương.
Văn hóa “xứ Phù Tang” nói chung quả thật có rất nhiều điều thú vị. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, du khách hãy dành thời gian khám phá và trải nghiệm nhiều hơn về nét văn hóa đặc sắc này nhé! Chúc du khách du khách có một chuyến đi vui vẻ!