Kadomatsu là đồ trang trí truyền thống của người Nhật, thường được đặt ở lối vào của căn nhà hoặc tòa nhà từ sau Giáng sinh. Vật trang trí này được cho là dấu hiệu để thần Toshigami tìm được lối vào. Ở “xứ Phù Tang”, người ta tin rằng thần Toshigami sẽ tới từng gia đình và mang đến hạnh phúc vào ngày đầu năm.
Theo truyền thống, Kadomatsu có thể đặt trước cửa nhà từ ngày 13/12 nhưng tốt nhất là nên tránh 2 ngày 29/12 và 31/12. Vì trong tiếng Nhật 29/12 (二十苦) 苦松= 苦労が待つ (Kurou ga matsu – chờ đợi sự đau khổ), còn 31/12 (一夜飾り,ー日飾り) mang ý nghĩa lãng quên các vị thần.
Nhờ việc đặt Kadomatsu trước nhà mà vị thần Toshigami sẽ không lạc đường khi đến nhà gia chủ. Vị thần này mang đến hạnh phúc, ấm no cho mỗi gia đình vào dịp đầu năm. Phong tục này bắt đầu từ thời Heian (794-1185) cho đến ngày nay.
Tuy mỗi vùng mà Kadomatsu sẽ có một cách bày trí khác nhau, xong nhìn tổng quát nó vẫn có những điểm chung nhất định. Kadomatsu gồm có 3 ống tre vắt chéo trong cùng một cành thông. Ba ống tre được xếp từ cao xuống thấp, tượng trưng cho chiếc thang để đón thần Toshigamisam xuống hạ giới và vào nhà. Số cành thông bên ngoài phải là số lẻ bởi vì người Nhật quan niệm hạnh phúc không thể chia đều, và phân phát như vật chất. Nó như một khối thống nhất tròn đầy nên sẽ được duy trì lâu dài chỉ có nỗi bất hạnh mới có thể phân chia ra để mà chấm dứt.
Trong mỗi Kadomatsu, tre được cho là yếu tố thu hút nhất của Kadomatsu. Ban đầu, tre được đưa vào Kadomatsu dưới thời Samurai. Người ta tin rằng tre mang ý nghĩa chúc phúc với hy vọng làm vơi đi khó khăn trong cuộc sống bởi nó luôn vươn thẳng lên trời cao. Đối với người Nhật, tre còn là biểu tượng cho sự trường thọ.
Bên cạnh đó, cành thông cũng ấn tượng không kém khi xuất hiện trong Kadomatsu. Từ thời xa xưa, người Nhật tin rằng cây là nơi các thần linh cư ngụ. Từ “Kadomatsu” trong tiếng Nhật có ký tự Kanji của cây thông “Matsu”, vậy nên thông là một phần không thể thiếu của vật trang trí truyền thống này. Cây thông là biểu tượng cho sự bất diệt, cho dù bao mưa nắng hay hạn hạn thì cây thông vẫn tươi tốt. Vậy nên người Nhật quan niệm treo những cành thông trong ngày đầu năm mới thì sẽ làm cho gia chủ luôn luôn mạnh khỏe như cây thông dù ở hoàn cảnh nào.
Một biến thể khác của Kadomatsu là sự “góp mặt” của hoa mận và cải xoăn. Hoa mận và cải xoăn thường được dùng làm vật trang trí bởi cả hai đều mang ý nghĩa may mắn. Hoa mận nở sớm vào đầu năm, khi thời tiết còn lạnh lẽo, do vậy loài hoa này đại diện cho sự mạnh mẽ và bền bỉ. Trong khi đó, cải xoăn với nhiều lớp xếp chồng lên nhau tượng trưng cho tài lộc.
Ngoài sự khác biệt về thành phần trong các biến thể, Kadomatsu còn khác nhau ở vết cắt trên các khúc tre. Cách nguyên bản là cắt ngang khúc tre. Một cách khác là vát chéo, giống như bị chém bởi một cây kiếm. Kiểu này được cho là xuất hiện từ thời của tướng quân Tokugawa. Khi ông thua trận, ông chém ống tre thay vì quân địch và mong trận sau sẽ dành chiến thắng.
Kadomatsu sẽ được đặt trước cửa nhà cho đến ngày 7/1. Người Nhật tin rằng thần Toshigami sẽ rời khỏi nhà mình vào ngày 7/1, vậy nên nếu dỡ Kadomatsu sớm hơn thì hành động này sẽ được coi là thiếu tôn trọng.
Sau đó, các Kadomastu được mang thiêu với ý nghĩa tiễn đưa thần linh. Đặc biệt lưu ý không nên vứt Kadomatsu cùng với rác trong gia đình vì đó được xem là hành động bất kính với thần linh. Hoặc nếu không thể đem thiêu, có thể rắc muối vào Kadomatsu để thanh tẩy trước khi vứt.
Đất nước – con người và văn hoá Nhật Bản quả thật có rất nhiều điều thú vị. Nếu du khách có hứng thú khám phá về vùng đất tuyệt vời này, hãy đặt tour Nhật Bản của chúng tôi nhé! Chắc chắn rằng, hành trình vi vu “xứ Phù Tang” sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên!