Khám phá Top 12 thức uống được ưa thích ở Nhật Bản

Không chỉ được biết đến là quốc gia có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn cầu kỳ, hấp dẫn, Nhật Bản còn nổi tiếng với những thức uống truyền thống được làm từ gạo, trà xanh, thảo mộc, hoa anh đào… Các loại thức uống này không chỉ có hương vị độc đáo mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Rượu Sake

“Sake” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thức uống có cồn”. Tuy nhiên, đây cũng là tên của một loại “rượu ủ” nổi tiếng của đất nước Nhật Bản. Rượu Sake được nấu từ gạo (được xay xát và đánh bóng để loại bỏ cám) và lên men theo cách truyền thống đặc trưng của người Nhật Bản với nồng độ cồn khoảng từ 18-20%.

Rượu Sake được phân thành nhiều loại với đa dạng các hương vị khác nhau, người ta dựa trên hương vị của chúng mà phân thành những loại rượu khác nhau điển hình như: Junmai, Honjozo, Ginjo, Daiginjo, Shinshu, Koshu, Namazake, Tezukuri, Nigorizake,…

Để hương vị rượu Sake đạt đến sự thơm ngon và thuần túy nhất khi thưởng thức, người Nhật sẽ uống tùy thuộc vào mùa. Vào mùa hè người Nhật có xu hướng dùng các loại rượu Sake lạnh để giúp giải nhiệt cơ thể cũng như giúp hương vị rượu có thể lưu lại lâu hơn sau khi thưởng thức. Ngược lại vào mùa đông một ly rượu Sake nóng sẽ là một loại thức uống vô cùng tuyệt vời.

Rượu Shochu

Shochu là một loại rượu chưng cất của Nhật Bản. Loại rượu này thường được chưng cất từ lúa mạch, khoai lang, hay gạo. Một số vùng sử dụng loại đường vàng, Kiều Mạch hay Maron để làm rượu Shochu.

Thông thường loại rượu này có nồng độ 25% độ cồn (thấp hơn rượu Whisky hay độ cồn chuẩn của rượu Vodka nhưng mạnh hơn rượu nho và rượu Sake). Cũng là một chuyện bình thường cho loại rượu Shochu được chưng cất nhiều lần và được sử dụng trong việc pha trộn lại với nhau. Nồng độ rượu có thể lên đến 35% độ cồn theo thể tích.

Mặc dù vùng phía nam đảo Kyushu là gốc của rượu Shochu nhưng loại rượu này cũng sản xuất tại mọi nơi ở Nhật Bản. Hiện nay, rượu Shochu có 4 loại: Shochu gạo, Shochu lúa mạch, Shochu khoai, Shochu Soba.

Tuỳ theo sở thích của từng người mà người Nhật có thể uống rượu Shochu khi pha với nước nóng hoặc nước lạnh, uống với đá lạnh, cũng có thể uống cùng soda, với nước chè hoặc nước trái cây.

Bia Hoppy

Bia Hoppy là loại đồ uống vô cùng nổi tiếng tại Nhật Bản, tuy gọi là bia nhưng loại đồ uống này không có cồn. Theo nghiên cứu, loại thức uống này có thể giúp cơ thể tránh các bệnh thông thường theo mùa như cảm cúm, nhức đầu,…

Ngày xưa, ở Nhật, bia rất đắt đỏ, người ta mới sáng tạo ra loại Hobby để trộn vào rượu Shochu để uống. Người uống có thể điều chỉnh nồng độ cồn theo ý thích bằng việc điều chỉnh lượng pha chế rượu Shochu vào Hobby. Vậy nên, người uống giỏi rượu và người uống yếu đều có thể thưởng thức loại đồ uống này theo khả năng của mình.

Vùng Kanto được coi là quê hương của loại bia này, dân ở đây gọi nó là “Shitamachi”. Bia Hoppy có 2 loại là màu vàng và màu đen giống bia Đại Việt của Việt Nam. Trong những ngày tiết giá rét ở Nhật, ngồi ăn đồ nướng và thưởng thức cốc bia Hoppy thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Trà Sakura

Sakura hay hoa anh đào là Quốc hoa, đồng thời là biểu tượng văn hóa “xứ Phù Tang”. Ngoài việc ngắm các cánh hoa anh đào khoe sắc, người Nhật còn biến những cánh hoa mỏng manh xinh tươi ấy thành nguyên liệu cho các món thức uống ngon, đẹp mắt, điển hình như Trà Sakura.

Trà Sakura được làm từ hoa anh đào muối để giữ được nguyên vẹn hình dáng và mùi thơm. Có vị gần giống như hồng trà nhưng thanh khiết và đặc trưng hơn. Khi thưởng thức một tách trà Sakura, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận được vị ngọt ngào hoà lẫn hương thơm dịu nhẹ của nó. Uống loại trà này không chỉ là hình thức thư giãn mà nó còn giúp trẻ hoá tế bào và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, trà hoa anh đào còn giúp giảm béo hiệu quả nên rất được phái nữ ưa thích. Hoa anh đào làm trà tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, rất thích hợp với những buổi tiệc cưới và mang ý nghĩa chúc may mắn cho mọi người.

Trà Ryokucha

Từ “Ryoku” có nghĩa là “màu xanh” và “cha” có nghĩa là “trà”, nên Ryokucha là một thuật ngữ dùng để gọi chung các loại trà xanh được đun sôi ở Nhật Bản. Nói về trà Ryokucha thì có vô vàn loại với mức độ đắng khác nhau. Khi vào tiệm trà, sẽ có bảng menu giới thiệu để khách dễ lựa chọn.

Có nhiều loại trà xanh với vị đắng khác nhau. Nhìn chung thì trà xanh là một thức uống được người dân địa phương uống mỗi ngày vì nó giúp chống oxy hoá, tăng cường sức khoẻ và còn có thể giảm cân hiệu quả.

Trà có màu xanh ngọc bích và được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên thời điểm hái cũng như mức độ hấp thụ ánh sáng mặt trời. Trà có vị nhẹ như cỏ, không quá gắt. Để đẩy hương vị trà xanh lên, việc kết hợp trà với tranh và nhân sâm là một cách tuyệt vời nhất. Loại trà này không chỉ được ưa chuộng ở Nhật Bản mà còn được yêu thích ở rất nhiều quốc gia khác.

Trà Shincha

Vào mùa đông ở Nhật rất lạnh, tuyết phủ khắp các nông trường trồng chè, lúc này đất đai được nghỉ dưỡng và các cây chè cũng đang ở trạng thái “ngủ đông”. Khi mùa xuân đến, thời tiết ấm dần lên, các búp chè đâm chồi phát triển mạnh mẽ. Những lá chè được hái đầu tiên vào mùa xuân rất tươi ngon và ngọt, có mùi hương tươi mát, đem lại sự sảng khoái. Loại chè này được gọi là “Shincha” (trà mới) hay “Ichibancha” (trà thứ nhất). Shincha thường chứa ít caffeine và catechin (chất tạo vị đắng) hơn các loại trà khác và chứa nhiều axit amin đem lại hương vị chát dịu nhưng để lại dư vị ngọt rất lâu, đem đến cho người thưởng thức một cảm giác khó quên.

Trà Koucha

Trong tiếng Nhật, “Kocha” mang nghĩa là “trà đỏ”, nhưng thường nước trà sẽ có màu đen hoặc màu nâu nhạt. Thức uống này là sự kết hợp giữa cafe và trà rang xay mang đến cho người thưởng thức một hương vị hết sức đặc biệt. Thức uống này giúp cho mọi người tỉnh táo trong khi làm việc, giúp chống lão hoá. Không khó để du khách bắt gặp loại trà này xuất hiện trong các nhà hàng và quán cafe ở Nhật Bản.

Trà Genmaicha

Cũng là một loại trà, tuy nhiên thành phần có một chút đặc biệt so với các loại khác đó là gạo lứt. Gạo lứt sau khi rang với lá trà xanh tạo ra một loại ra mới màu nước rất đặc trung và hương vị nhẹ nhàng, ngọt nhưng không đắng. Genmaicha được sử dụng rất phổ biến ở Nhật Bản, người Nhật thường sử dụng genmaicha nóng sau mỗi bữa ăn.

Matcha Latte

Đây là loại thức uống pha từ bột trà xanh Matcha với sữa. Hương vị của nó chỉ hơi đắng nhẹ do được trung hòa bởi vị ngọt của sữa. Tùy theo sở thích của người uống mà có thể pha ngọt, ít ngọt hoặc uống nóng hay uống lạnh.

Matcha Latte không chỉ được người dân Nhật ưa chuộng mà hầu hết người nước ngoài cũng đều rất thích. Người Nhật thường bắt đầu buổi sáng bằng một tách Matcha Latte.

Matcha Latte không chỉ là một đồ uống thông thường, với thành phần trà xanh, thức uống này là một món quà từ thiên nhiên tăng cường sức khoẻ, chống oxi hoá và ngăn ngừa ung thư. Do vậy nên bột trà xanh Mattcha cũng là món quà thường được mua khi đi du lịch Nhật Bản.

Nước Aojiru

Trong mấy năm gần đây tại Nhật Bản có một cuộc bùng nổ của thứ đồ uống màu xanh tên là “Aojiru”. Khắp các siêu thị, hàng chục loại Aojiru được bày bán.

Trong tiếng Nhật, “Aojiru” có nghĩa đen là “nước xanh” vì nguyên liệu để làm ra loại thức uống này gồm rau cải xoăn, lúa mạch, lá trà xanh. Tuy vị khá đắng nhưng nước Aojiru lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thức uống này giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tuổi thọ.

Trà Mugicha

Không giống với các loại trà Nhật phổ biến khác như Matcha, Ryokucha, Shincha, hay Koucha… đều được làm từ lá trà, thành phần của Mugicha là hạt lúa mạch rang, có mùi thơm kèm vị đắng nhẹ. Nó được cho là có hương vị gần giống cafe nhưng không chứa chất caffein, do đó không gây mất ngủ và an toàn cho mọi lứa tuổi.

Mugicha thường được thưởng thức không đường, giúp nó trở thành một loại đồ uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tùy theo sở thích mà người uống cũng có thể dùng trà cùng với đường hoặc xi-rô.

Dù có thể uống nóng hoặc lạnh nhưng người Nhật lại chuộng cách thứ hai hơn. Các gia đình Nhật Bản thường giữ một bình Mugicha sẵn trong tủ lạnh để giải khát trong mùa hè oi ả. Trà sau khi pha có thể bảo quản trong vòng hai ngày mà không bị hỏng.

Kombucha

Đồ uống này được làm bằng cách phơi khô tảo bẹ Kombu, tán nhỏ thành bột, rồi đổ nước sôi vào, được gọi là “Kombucha”. Có loại Kombucha có vị hơi mặn, có loại người ta cho thêm mận khô vào mà nổi tiếng phải kể đến “Ume Kombucha”. Đặc trưng của Kombucha là có vị hơi mặn.

Có thể thấy, đồ uống của Nhật Bản không chỉ phong phú mà hầu hết đều mang đến những lợi ích cho sức khoẻ của con người. Nếu đã đặt chân đến “xứ Phù Tang”, du khách chắc chắn khó lòng mà bỏ qua cơ hội để thưởng thức 12 loại đồ uống tuyệt hảo này!