dao Ishigaki 16

Đảo Ishigaki – “Thiên đường biển” với cảnh đẹp mê hồn ở Nhật Bản

Nằm cách hòn đảo chính Okinawa (thuộc Quần đảo Yaeyama) khoảng 400km về hướng Đông Nam, Ishigaki là hòn đảo lớn thứ 3 ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Nơi đây được tạo hóa ưu ái ban tặng thiên nhiên mang đặc trưng của những miền đất phía Nam như: biển phong phú rặng san hô, vịnh biển “mê hồn”, rừng ngập mặn,…

Đảo Ishigaki là một hòn đảo đặc biệt, giao hòa giữa sự văn minh, hiện đại, tiện nghi và nét đẹp hoang sơ, tự nhiên, đầy thuần khiết như Đảo Phú Quốc của Việt Nam. Đảo Ishigaki có rất nhiều thứ để mê hoặc, quyến rũ những ai đến đây. Đó là đại dương xanh ngát với màu nước trong veo như pha lê, là những bãi cát trắng trải dài tít tắp. Đâu đó còn có cả những ngọn đồi phủ đầy rêu phong đẹp mắt.

Trên Đảo Ishigaki, du khách có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn. Từ dưới đại dương cho đến đất liền, làng mạc, hàng quán, công viên,… Tất cả đều mang đến những niềm vui thú cho du khách.

dao Ishigaki 12

Hoạt động được nhiều người yêu thích nhất khi đến hòn đảo này chính là đi thăm Vịnh Kabira. Đây là vịnh biển có màu nước xanh ngọc lục bảo, mặt biển tựa như một chiếc gương khổng lồ soi bóng mây trời, cùng những hòn đảo lớn nhỏ rải đều khắp vịnh. Vùng vịnh xinh đẹp này đã được đánh giá 3 sao từ “Michelin Green Guide Japan” nhờ tuyệt cảnh biển cả ấn tượng với màu xanh êm đềm thay đổi theo thời gian được gọi là “Kabira Blue”. Tuy hoạt động bơi lội không được cho phép ở đây do dòng chảy rất xiết nhưng du khách vẫn có thể thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy của vịnh bằng tàu du ngoạn đáy kính.

dao Ishigaki 13

Đặc biệt, khi đến thăm Vịnh Kabira, du khách còn có cơ hội khám phá Công viên Kabira. Nơi đây cực kỳ lý tưởng cho các hoạt động như: lặn biển, chèo thuyền kayak hay thưởng ngoạn cảnh sắc đẹp mãn nhãn.

dao Ishigaki 15

Đến Ishigaki, du khách cũng không thể nào bỏ qua cơ hội oanh tạc khắp các bãi biển xinh đẹp. Có rất nhiều bãi biển lớn nhỏ với bờ cát tự nhiên, màu nước trong quyến rũ cho du khách tha hồ vui chơi. Đặc biệt, từ tháng 4 – 11 hàng năm là thời điểm thích hợp nhất để trải nghiệm những bãi biển này. Du khách sẽ được thỏa sức bơi lội dưới làn nước xanh trong mát rượi, lặn biển với ống thở ngắm san hô hoặc đơn giản là nằm thư giãn, tắm nắng và ngắm cảnh. Ngoài ra, những bãi biển tại đây rất nổi tiếng với khung cảnh hoàng hôn đẹp lãng mạn, đặc biệt là hình ảnh bến tàu trong ánh nắng cuối ngày, đừng quên chụp lại khoảnh khắc ấn tượng này nhé!

dao Ishigaki 2

Đến Đảo Ishigaki, du khách có muốn được lặn biển ngắm những con cá đuối khổng lồ không? Đến với “Kabira Ishizaki Manta”, du khách có thể mua tour lặn ngắm cá đuối. Ở đó, du khách có thể lặn sâu để được chiêm ngưỡng những con cá đuối to lớn bơi lội dưới nước.

dao Ishigaki 14

Còn có rất nhiều hoạt động khác trên Đảo Ishigaki để du khách trải nghiệm. Một trong số đó là hoạt động đi bộ trong rừng; tham gia làm các món quà thủ công ở làng nghề trên đảo; và tham quan Bảo tàng Ishigaki Yaimamura với không gian mở tái hiện khung cảnh ngày xưa của Okinawa vào thời vàng son. Tại bảo tàng, du khách sẽ được khám phá nền văn hóa dân tộc của địa phương Yaeyama thông qua các triển lãm trưng bày, chụp ảnh lưu niệm trong trang phục dệt bằng kỹ thuật Minsa truyền thống, xem trình diễn nhạc dân ca và đàn Sanshin, trải nghiệm ẩm thực Okinawa như bánh Sata Andagi,…

dao Ishigaki 1

Có thể nói rằng Đảo Ishigaki là điểm đến với nhiều địa điểm tham quan thú vị. Ngoài các bãi biển, vịnh biển thì ngọn hải đăng Hirakubosaki cũng được nhiều khách du lịch check-in. Nằm ở cực Bắc của Đảo Ishigaki, ngọn hải đăng này có tầm nhìn hướng thẳng nhìn ra biển, xung quanh là những hàng cây xanh rợp bóng.

dao Ishigaki 3

Nếu đã đi thăm ngọn hải đăng rồi, du khách không thể bỏ qua Đài thiên văn Tamatorizaki. Đây là một trong những địa điểm ngắm cảnh đẹp nhất ở Đảo Ishigaki. Trên con đường đi lên đỉnh đồi của Đài thiên văn, du khách sẽ bắt gặp những bông hoa quanh năm nở rộ. Để rồi khi đứng trên ngọn đồi, du khách như thu vào tầm mắt cảnh đẹp đại dương bao la.

dao Ishigaki 6

Tiếp đến, du khách hãy khám phá hang đá vôi tự nhiên đã có lịch sử đến 200.000 năm. Hang động này được hình thành từ những rạn san hô ở đáy biển nên khung cảnh bên trong vô cùng đặc sắc và ấn tượng với những măng đá và thạch nhũ nhiều hình thù. Đặc biệt khung cảnh càng thêm kỳ ảo khi được chiếu sáng lung linh dưới ánh đèn, sẽ rất thu hút để du khách check-in. Tổng chiều dài hệ thống hang động là 3,2km nhưng chỉ có khoảng 600m là du khách có thể tham quan. Thời gian đi hết đoạn đường này tầm 30 phút.

dao Ishigaki 5

Thêm một hoạt động hay ho khác mà du khách có thể thử là khám phá Công viên Banna. Trong công viên này có những khu rừng tuyệt đẹp – nơi các loài thực vật và sinh vật sinh sống. Đỉnh núi trong công viên này cao 230m, đủ để du khách có thể phóng tầm nhìn ra cả đại dương bao la.

dao Ishigaki 10

Thác Arakawa nằm giữa rừng rậm cũng rất ấn tượng. Du khách buộc phải đi bộ giữa rừng để đến được vùng thượng lưu của ngọn thác này. Ở đây, du khách được hòa mình vào không khí mát rượi, được chiêm ngưỡng thiên nhiên hoang dã của những bụi cây dương xỉ vô cùng đẹp.

dao Ishigaki 4a

Tại Đảo Ishigaki, du khách như đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi bắt gặp khu rừng cọ Yaeyama vô cùng độc đáo. Những cây cọ trong rừng được bảo vệ nghiêm ngặt nên luôn xinh đẹp và tươi tốt. Sau khi khám phá rừng cọ, du khách có thể thưởng thức những món nước trái cây được bày bán gần đó.

dao Ishigaki 9

Là một hòn đảo phát triển mạnh mẽ về du lịch nên Ishigaki có những quán cafe, nhà hàng sở hữu tầm nhìn cực đẹp. Theo nhiều khách du lịch, ngồi trong những quán cafe, nhà hàng vừa ăn uống, vừa ngắm cảnh là một điều tuyệt vời. Một trong những tọa độ hấp dẫn nhất là “Seven Colors Cafe” nằm ở phía Bắc đảo.

dao Ishigaki 11

Hành trình du lịch Đảo Ishigaki của du khách sẽ khép lại bằng việc mua sắm ở Euglena Mall. Khắp hai bên đoạn đường là những món quà hay ho và thú vị như: bánh kẹo, đồ thủ công truyền thống, đồ trang trí nhỏ xinh,… Nằm ngay trung tâm Euglena Mall là Chợ công cộng Ishigaki, bày bán nhiều nguyên liệu thực phẩm tươi ngon như: thịt cá, rau củ của địa phương. Với hương thơm ngọt ngào, thu hút khách hơn cả quả nhiên là các loại trái cây bản địa như: xoài, thơm,…

Ngày nay, Đảo Ishigaki càng được đầu tư để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, mang lại cho lữ khách vô vàn trải nghiệm hấp dẫn. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, du khách đừng quên dừng chân khám phá “Thiên đường biển” Ishigaki nhé! Chúc du khách có một hành trình đầy thú vị!

bao tang hop am nhac Otaru 7

Tìm về “miền ký ức diệu kỳ” tại Bảo tàng Hộp Âm nhạc Otaru ở Nhật Bản

Từ rất lâu, những hộp nhạc nhỏ xinh có thể phát ra những âm thanh trong trẻo đã trở thành món quà trưng bày, lưu niệm được ưa chuộng khắp nơi. Chính những thiết kế độc đáo, những bản nhạc du dương đủ mọi âm trầm bổng đã đem lại nét lôi cuốn rất riêng cho vật phẩm này. Đến mức tại thành phố Otaru của Nhật Bản, người ta đã dành hẳn một tòa nhà lớn làm nơi trưng bày và lưu giữ những hộp nhạc kỳ diệu ấy.

bao tang hop am nhac Otaru 3

Từ những năm 1900, sự du nhập hàng hóa thông qua các thuyền buôn đến từ Châu Âu khi cập cảng Otaru đã mang theo một nghệ phẩm đó là các hộp nhỏ, khi mở phát ra tiếng nhạc nhờ vào chuyển động cơ học gắn trong chiếc hộp, được gọi là “hộp âm nhạc” – sản phẩm rất được ưu chuộng tại Otaru thời bấy giờ. Bảo tàng Hộp Âm nhạc Otaru là một trong những nơi trưng bày và cũng là cửa hàng bán hộp âm nhạc lớn nhất Nhật Bản. Bảo tàng tọa lạc ngay tại nút giao Maruhen.

bao tang hop am nhac Otaru 2

Nhìn từ xa, ngôi nhà gạch mang đậm phong cách kiến trúc thời Phục Hưng của bảo tàng đã là một điểm nhấn đẹp ở đoạn cuối phố đi bộ Sakaimachi. Ngay cổng vào bảo tàng là chiếc đồng hồ hơi nước cao hơn 5m hiện vẫn hoạt động và chơi các bản nhạc báo giờ sau mỗi 15 phút. Đây là chiếc đồng hồ đặc biệt, được xác định lớn thứ hai trên thế giới do các nghệ nhân đồng hồ từ Vancouver, Canada chế tác dành tặng Otaru.

bao tang hop am nhac Otaru 4

Tổng thể Bảo tàng bao gồm các tòa nhà quanh vùng Ironai-dori, bán và trưng bày tới 25.000 chiếc hộp âm nhạc. Qua tay nghề của thợ thủ công, nhiều hình ảnh đời thường ở Otaru đều có thể đưa vào hộp âm nhạc, như miếng Sushi – một đặc sản nổi tiếng trên con đường Sushi (Sushiya Dori) ở Otaru, các chi tiết chế tác từ thủy tinh (nghề truyền thống của Otaru) cũng được biến tấu thành hộp âm nhạc. Điều thú vị là du khách không chỉ tìm cho mình được những chiếc hộp xinh xắn, mà còn có thể lựa chọn cả những bài hát yêu thích như: “Top of the world” của Carpenters, hay những ca khúc bất hủ của các nghệ sĩ thế giới.

bao tang hop am nhac Otaru 5

Bảo tàng Hộp Âm nhạc Otaru có tất cả 6 tòa nhà, mỗi tòa nhà đều có kiến trúc thời Minh Trị mang hơi hướng phong cách Tây Âu. Tòa nhà chính được xây vào năm 1912, mang đậm phong cách hoài cổ; tại tòa sảnh số 2 của Bảo tàng, du khách có thể nghe tiếng đàn phát ra từ đàn Organ được làm bằng gỗ thông; tòa nhà Yume no Oto bày bán búp bê và thú bông; tòa nhà Otaru Karakuri Dobutsuen có các loại đồ chơi và văn phòng phẩm theo chủ đề các loại thú; tại Studio đồ thủ công You – Kobo, du khách có thể đặt những chiếc hộp âm nhạc được thiết kế theo yêu cầu với giá từ 1.200 Yên. Những đồ lưu niệm bằng thủy tinh, được làm bằng phương pháp nung chảy và phun cát cũng được bày bán tại đây. Ngoại trừ tòa nhà Skaimachi, 5 tòa nhà còn lại đều được xây dựng quanh ngã tư Sumiyoshi – cho. Rất nhiều tòa nhà cổ được xây dựng từ thời Minh Trị, Đại Chính và Chiêu Hòa vẫn còn sót lại tại khu vực này.

Đặc biệt, vào mùa đông, Bảo tàng Hộp Âm nhạc Otaru sẽ trở thành một điểm đến lý tưởng. Bởi lẽ, những âm thanh trong trẻo của hộp nhạc kết hợp với ánh đèn vàng lãng mạn sẽ tạo nên một bầu không khí vui tươi, kỳ lạ.

bao tang hop am nhac Otaru 6

Với bất kỳ độ tuổi nào, khách tham quan cũng đều có được những giây phút thư giãn, tìm hiểu và khám phá đầy bổ ích về hộp âm nhạc chỉ với một điểm đến là Bảo tàng Hộp Âm nhạc Otaru. Và nếu có thời gian hơn một giờ, và có đặt lịch hẹn trước, du khách sẽ được tự tay thực hiện một chiếc hộp âm nhạc cho riêng mình theo sự chỉ dẫn của nhân viên bảo tàng tại xưởng chế tác Yume Kobo.

Bảo tàng Hộp Âm nhạc Otaru – “miền ký ức diệu kỳ” với những tiếng nhạc “ting ting” trong trẻo ngân lên sẽ làm nao lòng bất kỳ ai khi lần đầu tiên đến đây trong chuyến du lịch Nhật Bản. Bởi âm nhạc không chỉ là một món quà tuyệt vời dành cho cuộc sống mà còn tiếng vọng của những cảm xúc trong tâm hồn.

6 bao tang van hoc o nhat ban 12

6 Bảo tàng dành cho hội đam mê văn học Nhật Bản

Văn học Nhật Bản với rất nhiều tên tuổi lớn như: Osamu Dazai, Natsume Soseki, Higuchi Ichiyo,… đến nay vẫn nhận được sự mến mộ rộng rãi từ độc giả trong và ngoài nước. Để tưởng nhớ các tác gia vĩ đại và lưu giữ di sản quan trọng của họ cho hậu thế, nhiều bảo tàng đã được xây dựng rải rác trên khắp Nhật Bản và thường được xây tại chính quê hương của tác giả hoặc khu vực gần đó. 

1. Bảo tàng Văn học Hiện đại Kanagawa

  • Địa chỉ: 110 Yamate, Naka, Yokohama.

6 bao tang van hoc o nhat ban 1

Bảo tàng Văn học Hiện đại Kanagawa cung cấp thông tin về văn học và các nhà văn sinh ra và/hoặc liên quan đến Kanagawa. Bảo tàng được sử dụng như một thư viện văn học hiện đại Nhật Bản cũng như địa điểm tổ chức sự kiện. Bảo tàng sở hữu hơn 1,2 triệu bộ sưu tập. Một vài trong số được đặt tiêu đề theo tên của các nhà văn nổi tiếng, ví dụ như: thư viện Yasushi Inoue, thư viện Shohei Ooka và bộ sưu tập đặc biệt Soseki Natsume. Tại đây thường xuyên triển lãm về văn học Kanagawa. Ngoài ra còn có triển lãm cá nhân của Sosuke Natsume, Ryunosuke Akutagawa và các nhà văn khác liên quan đến Kanagawa.

2. Bảo tàng tưởng niệm Natsume Soseki

  • Địa chỉ: 7 Wasedaminamicho, Shinjuku, Tokyo.

Natsume Soseki (1867 – 1916) tên thật là Natsume Kinnosuke, là một tiểu thuyết gia, một nhà phê bình với sở trường văn học Anh – đại văn hào của Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị. Chỉ sáng tác trong vòng 10 năm nhưng những tác phẩm của ông đã có những đóng góp to lớn vào giai đoạn đầu của nền văn học hiện đại Nhật Bản lúc bấy giờ.

Sinh trưởng trong bối cảnh sự đối đầu của hai nền văn hóa Đông – Tây len lỏi vào đời sống của người dân Nhật, Natsume Soseki đã hòa trộn tư tưởng lý luận Đông – Tây để tạo nên trường phái riêng cho mình. Vào năm Natsume Soseki 39 tuổi – tức năm 1905, sự nghiệp của ông chính thức bắt đầu với tác phẩm đầu tay “Tôi là mèo” (吾輩は猫である – Wagahai ha neko dearu). Một năm sau đó, ông tiếp tục cho ra đời tác phẩm “Cậu ấm” (坊ちゃん – Bocchan) và hàng loạt các tác phẩm khác.

6 bao tang van hoc o nhat ban 3

Nhờ tài năng văn chương phong phú, cái nhìn sắc bén về con người, xã hội, những tác phẩm của ông nhanh chóng được đón nhận ở cả trong và ngoài nước. Sự kiện này đã đưa cái tên Natsume Soseki vào hàng ngũ một trong ba trụ cột của nền văn học hiện đại Nhật Bản thời bấy giờ.

So với những tác phẩm thời kỳ đầu được viết theo lối trào phúng và châm biếm, càng về sau lối viết của ông càng trở nên trau chuốt, tinh tế và sâu lắng hơn.

Ông qua đời ở tuổi 50 – khi đang sáng tác dang dở tác phẩm vĩ đại nhất đời ông: “Sáng tối” (明暗 – Meian). Một số tác phẩm khác cũng rất nổi tiếng của Natsume Soseki là: “Gối đầu lên cỏ” (草枕 – Kusa Makura), “Mười đêm mộng” (夢十夜 – Yume Juuya), “Nỗi lòng” (心 – Kokoro).

6 bao tang van hoc o nhat ban 2

Bảo tàng tưởng niệm Natsume Soseki được xây dựng ở quận Shinjuku, Tokyo, nơi ông cất tiếng khóc chào đời và trải qua 9 năm cuối của cuộc đời. Ngoài các tác phẩm cùng tư liệu lịch sử về Natsume, nơi đây còn có thư viện ấn tượng với 3.500 cuốn sách và một quán cafe sách yên tĩnh.

3. Bảo tàng tưởng niệm Ichiyo

  • Địa chỉ: 3-18-4 Ryusen, Taito, Tokyo.

Văn học Nhật Bản cận đại nổi tiếng với nhà văn nữ Higuchi ichiyo (1872 – 1896). Bà là một trong những nhà văn nữ đầu tiên tại Nhật Bản với những tác phẩm kinh điển. Mặc dù chỉ sống 24 năm nhưng bà đã mang đến những tác phẩm nổi tiếng và làm vang danh sự nghiệp văn chương của mình. Bà cũng là nữ nhà văn chuyên nghiệp đầu tiên của Nhật Bản và trở thành người phụ nữ thứ ba tại Nhật Bản được in chân dung lên tờ 5.000 Yên.

Tên thật của bà là “Higuchi Natsu” và bút danh là “Higuchi Ichiyo” (một chiếc lá đơn độc). Bà sinh ra và lớn lên tại Tokyo trong một gia đình nông dân nghèo gốc Kofu, Yamanashi. Cha bà từng phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua một chức tước Samurai cấp thấp nhưng thất bại vì giai cấp Samurai sụp đổ và chế độ thay đổi trong thời kỳ Minh Trị.

6 bao tang van hoc o nhat ban 4

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng bà vẫn có một niềm đam mê với văn chương, luôn tìm đến những tác phẩm xuất sắc và kinh điển để làm động lực và tạo dựng nên phong cách viết văn của mình. Từ những khó khăn và xuất thân nghèo khó bà đã viết một cuốn nhật kỳ dài hàng trăm trang nói về sự tự ti và e dè khi có một xuất thân nghèo hèn.

Năm 9 tuổi bà tốt nghiệp tiểu học Oume và đến năm 14 tuổi và theo học tại trường dạy thi ca cổ điển tại Nagoya. Đây là một trong những ngôi trường dạy về thơ ca danh giá hàng đầu tại Nhật Bản. Tại đây bà được học về thơ ca của các thi sĩ thời kỳ Heian cũng như tìm hiểu về văn học Nhật Bản. Bà có một niềm đam mê với văn chương mãnh liệt. Dù trải qua nhiều sóng gió trong cuộc đời những bà vẫn theo đuổi văn thơ và mang lại những cảm hứng trong cuộc đời mình bằng việc sáng tác nên những tác phẩm kinh điển.

Trong những tác phẩm đầu tiên của mình với sự ảnh hưởng từ thi ca thời Heain, những tác phẩm này mang ít tình tiết nhân vật nhưng lại thể hiện mạnh mẽ những cảm xúc của cá nhân. Đến năm 1894, những tác phẩm của bà mới mang đến những màu sắc nhân vật nhiều hơn. Từ những cách quan sát về lối sống của những người khu đèn đỏ đã giúp bà tạo nên những tác phẩm kinh điển và đặc sắc với lối miêu tả đầy ẩn ý và tinh tế.

Mặc dù qua đời ở tuổi 24 với sự nghiệp thơ văn ngắn ngủi nhưng đã để lại cho nền văn học nhiều tác phẩm vô cùng đặc sắc. Tổng cộng và có 21 cuốn tiểu thuyết ngắn và gần 4.000 bài thơ Tanka. Trong đó, tác phẩm “Takekurabe” (năm 1896) của cố văn sĩ đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt với tựa đề “Một mùa thơ dại” (Hội Nhà Văn) và ra mắt độc giả Việt vào năm 2013. Bên cạnh đó, bà còn để lại những tập sách hay dành cho phụ nữ và một cuốn nhật ký được tìm thấy khi bà theo học tại trường thơ ca.

6 bao tang van hoc o nhat ban 5 e1694681895317

Bảo tàng tưởng niệm Ichiyo được xây dựng tại khu phố Ryosen thuộc quận Taito của Tokyo, nơi bà từng sống và lấy nguồn cảm hứng sáng tác nên tác phẩm “Takekurabe”. Đây cũng là bảo tàng đầu tiên tại Nhật Bản tưởng niệm một nhà văn nữ.

4. Bảo tàng tưởng niệm Dazai Osamu

  • Địa chỉ: 412-1 Asahiyama, Kanagi-machi, Goshogawara, Aomori.

Dazai Osamu (1909 – 1948) tên thật là Tsushima Shuji, là một nhà văn hào, được cho là một trong những nhà văn giả tưởng đầu tiên khoảng thế kỷ 20 ở Nhật Bản. Ông là nhà văn tiêu biểu cho thời kỳ chấm dứt Thế chiến thứ 2 ở Nhật Bản, cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với những bi thương, khốn khổ.

Dazai Osamu là người con thứ 8 trong gia đình địa chủ giàu có ở Kanagi, phía Đông bắc Tsugaru, tỉnh Aomori. Gia tộc của ông có nguồn gốc nông dân, từ thời ông nội Tsushima đã hành nghề cho vay, sau đó cha của ông tiếp nối và nhanh chóng trở thành gia tộc có của cải, quyền lực tại vùng đó lúc bấy giờ.

6 bao tang van hoc o nhat ban 6

Thời trung học, Dazai Osamu là một học sinh giỏi, đã cùng bạn bè viết văn làm báo những năm học cấp 3. Tuy nhiên, khi thần tượng văn học của ông là nhà văn Akutagawa Ryunosuke tự tử năm 1927 thì ông đã bỏ bê việc học, tham gia vào các cuộc tiệc tùng rượu chè và gái mại dâm. Dazai Osamu luôn cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi khi sống trong gia đình quý tộc, địa chủ, nên vào năm 1929, ông đã uống thuốc tự tử nhưng không thành và sau đó tham gia hoạt động chính trị cánh tả. Không lâu sau, ông bị bắt vì hoạt động chính trị ở Đảng Cộng sản Nhật Bản và phải nhờ anh trai can thiệp với điều kiện sẽ chuyên tâm vào học tập.

Những tác phẩm văn học của Dazai Osamu đều mang những phong cách khác nhau nhưng đầy tính nghiêm túc. Bên cạnh đó cũng đan xen một vài câu chuyện hài hước, hóm hỉnh. Với lối phong giản dị mà thuần túy, những tác phẩm của Dazai Osamu luôn mang màu sắc ảm đạm, u ám chính như cuộc đời của ông vậy. Các nhân vật chính đối thoại trực tiếp với tác giả, với những quan niệm coi thường cõi nhân gian. Lối viết của Dazai Osamu có sự ảnh hưởng ít nhiều từ Murasaki Shikibu, Fyodor Dostoyevsky và Akutagawa Ryunosuke.

Là người chứng kiến ngăn cách giữa kẻ giàu và người nghèo, nên Dazai Osamu đã trở thành người hay phê phán, chỉ trích kẻ mạnh. Ông chán nản với cuộc sống quý tộc giàu có, thế nên ông luôn cảm thông và đồng cảm với những kẻ yếu.

Sau khi kết hôn, ông Dazai Osamu đã có những thay đổi lớn trong văn phong viết của mình. Những tác phẩm của ông chứa những niềm hi vọng và đầy tính khích lệ. Đặc biệt nhất chính là nghệ thuật thao túng ngôn từ đã làm nên nét quyến rũ thu hút nhiều độc giả hơn. Đó cũng chính là phong cách văn học nổi bật của nhà văn Dazai Osamu.

Osamu Dazai được biết đến rộng rãi với tác phẩm “Ningen Shikkaku” (1948). Đây là một kiệt tác để đời của Osamu Dazai đề cập đến các chủ đề như tách biệt xã hội và chứng rối loạn trầm cảm mãn tính, cũng là cuốn sách bán chạy thứ hai tại Nhật Bản chỉ sau tác phẩm “Nỗi lòng” của Natsume Soseki.

6 bao tang van hoc o nhat ban 7

Bảo tàng tưởng niệm Osamu Dazai ban đầu chính là ngôi nhà mà tác giả sống từ thuở ấu thơ, do cha ông, Genemon Tsushima, một địa chủ có sức ảnh hưởng lớn của tỉnh Aomori xây dựng vào năm 1907 – hai năm trước khi Osamu Dazai chào đời. Ngôi nhà kiểu Nhật truyền thống được xây dựng phần lớn bằng gỗ bách Aomori, nhưng chứa đựng một số đặc trưng của phương Tây, đặc biệt là ở thiết kế cầu thang và phần khung của mái nhà.

Sau khi nhà văn Osamu Dazai tự kết liễu đời mình vào năm 1948, căn nhà đã được chuyển thành một lữ quán và bảo tàng tư nhân nhỏ để tưởng nhớ cố nhà văn. Đến năm 1996, chính quyền tỉnh đã mua lại nơi đây, cải tạo nhưng vẫn giữ lại cấu trúc gỗ của ngôi nhà.

Bảo tàng mang đến cơ hội hiếm hoi cho du khách được khám phá về những năm thơ ấu của nhà văn khi chiếc áo choàng yêu thích của ông hay bút viết, thư từ và những bản nháp vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn.

5. Bảo tàng tưởng niệm Miyazawa Kenji

  • Địa chỉ: Dai 1 Chiwari-1-36 Yasawa, Hanamaki, Iwate.

Nền văn học thiếu nhi tại Nhật Bản nổi lên với nhà văn Miyazawa Kenji (1896 – 1933). Ông là một trong số những người có đóng góp to lớn, làm nên sự thành công cho những tác phẩm văn học thiếu nhi. Ẩn sâu bên trong một nhà văn, ông là một người luôn đi tìm kiếm những điều hạnh phúc trong cuộc sống, một Phật tử, một nhà hoạt động xã hội chân chính.

Miyazawa Kenji sinh ra tại Hanamaki thuộc tỉnh Iwate, là con trai cả trong một gia đình giàu có trong vùng. Gia đình ông làm nghề cầm đồ và là một trong những gia đình có danh tiếng tại đây. Ở một vùng quê nghèo, gia đình ông thuộc hạng thương gia với nhiều của cải. Gia đình ông là một tín đồ của Tịnh độ tông, một trong những tôn giáo chính tại vùng này. Cha ông thường xuyên tổ chức các cuộc họp trong quận với các nhà sư và nhà Phật giáo giảng đạo. Ngay từ khi còn nhỏ ông và em gái cũng thường xuyên tham gia vào những cuộc họp này.

Mặc dù được sinh ra trong một gia đình giàu có, cha mẹ ông luôn hướng đến địa vị và quyền lực trong xã hội. Tuy nhiên, ông lại là một người quan tâm đến lịch sử tự nhiên, có niềm yêu thích thơ ca ngay từ khi còn nhỏ bởi những ảnh hưởng sâu sắc của một nhà thơ địa phương đến ông.

6 bao tang van hoc o nhat ban 8

Ông tốt nghiệp trung học và giúp việc trong tiệm cầm đồ của cha mình. Ông nhanh chóng sáng tác những câu chuyện dành cho thiếu nhi theo thể loại Tanka trong thời gian này. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông lâm và ăn chay trường từ đó. Ông được đánh giá là một trong những sinh viên sáng giá của trường. Sau khi tốt nghiệp ông nhường lại quyền thừa kế cho em trai mình và chuyển đến Tokyo. Ông trải qua nhiều thời gian vất vả và nghèo đói tại đây. Sau nhiều tháng, ông trở lại sáng tác và đạt được nhiều thành công nhất định. Ông cũng trở thành một giáo viên trong nhiều năm sau đó và từ chức trở về làm một người nông dân. Cuộc đời ông trải qua nhiều sự biến chuyển thăng trầm và cuộc chiến chống lại bệnh tật.

Miyazawa Kenji có một phong cách viết truyện theo kiểu thoát ra khỏi hiện thực. Những điều mà không thể thực hiện trong thực tại. Những tác phẩm của ông dành cho nhiều lứa tuổi có thể là thiếu nhi hoặc ngay cả người lớn cũng có thể đặt dưới tâm trạng của trẻ em để trở về cõi mộng mơ. Trong các tác phẩm của ông cũng có thể nhận thấy những ảnh hưởng của Phật giáo Nichiren sâu sắc và những tư tưởng về xã hội nhân đạo. Phong cách viết truyện của ông được thể hiện theo kiểu thần tiên, những ảo tưởng về sự hạnh phúc ngoài mong đợi. Đặc biệt, những lời văn của ông qua các tác phẩm truyện mang tính mơ mộng, sự phóng khoáng trong cách miêu tả cũng như đem đến cho mọi người những mơ mộng hư ảo về một thế giới không có thật, một thế giới về những điều mà ta mong đợi.

Các tác phẩm nổi tiếng gắn liền với sự văn chương của Miyazawa Kenji có thể kể tới: “Đường tàu ngân hà trong đêm” (1928), “Cậu bé Matasaburo của gió”, “Sao Ó đêm”, “Hiệu ăn lắm yêu sách”, “Gauche the Cellist” (Người chơi đàn Cello), “Matasaburo” (Từ phương của gió),…

6 bao tang van hoc o nhat ban 9

Đến với Bảo tàng Miyazawa Kenji, du khách được bước vào thế giới của ý tưởng và trí tưởng tượng vô hạn của tác giả. Đặc biệt, đừng bỏ lỡ tác phẩm “Ame ni mo Makezu”; không chỉ đơn thuần là một bài thơ, nó còn được ví như kim chỉ nam cho cuộc sống. Học sinh tiểu học tại quê nhà Iwate của thi sĩ thường thuộc làu bài thơ trước khi tốt nghiệp. Đến tận ngày nay, người dân Hanamaki vẫn rất mực tôn kính và gọi ông bằng cái tên thân mật là “Kenji-sensei”.

Bên ngoài bảo tàng là một khu vườn hoa khoe sắc. Từ bảo tàng, du khách có thể đi bộ đến “Miyazawa Kenji Dowa Mura” (Làng cổ tích Miyazawa). Nơi đây cũng trưng bày nhiều sáng tác của cố nhà thơ và sở hữu không gian rộng rãi rất phù hợp để dã ngoại hoặc cho trẻ em chơi đùa. Vào cuối tuần cũng như các ngày lễ, nhiều nghệ nhân địa phương dựng các gian hàng để bán đồ thủ công.

6. Bảo tàng Văn học Endo Shusaku

  • Địa chỉ: 77 Higashishitsumachi, thành phố Nagasaki, tỉnh Nagasaki.

Với một niên biểu đời sáng tác dài trên 30 trang A4, thiết tưởng đã đủ chứng tỏ Endo Shusaku là một nhà văn ngoại hạng và khó lòng tóm tắt tiểu sử trong một câu nói ngắn kiểu “nhà văn chuyên viết tiểu thuyết dã sử”, “nhà văn Công giáo người Nhật” hay “nhà văn hiện đại có nhiều trăn trở về vấn đề tâm linh và muốn trình bày về sự xung đột giữa một tôn giáo Tây phương và bản sắc một dân tộc Đông phương trong tâm hồn mình”.

73 năm cuộc đời (1923-1996), sự nghiệp văn chương của ông đã đạt được thật là ngoài sức tưởng tượng. Là nhà văn, ông đã bao trùm một lĩnh vực lớn từ truyện dài, truyện ngắn, biên kịch, hồi ký, truyện ký, tùy bút, nghị luận và nghiên cứu. Là nghệ sĩ, ông đã có mặt trên một địa bàn khá rộng từ hợp xướng, kịch nói, ca vũ nhạc (musical, opera) cho đến điện ảnh. Là nhà hoạt động xã hội, ông đã tổ chức những nhóm thiện nguyện “Người già chăm sóc người già” như cơ sở Gin no Kai hay lên tiếng ủng hộ phong trào tranh đấu để có được những “Bệnh viện ấm áp tình người”. Là nhà giáo, ông đã dạy và diễn giảng ở nhiều trường đại học Nhật Bản và trên thế giới. Vinh quang đời văn của ông không đếm xiết, từ những chức vị Tiến sĩ danh dự văn chương (các ĐH Santa Clara, John Carroll, Fujien,…), vai trò Hội trưởng PEN Club Nhật Bản, các giải thưởng văn chương cao quý như: Giải Akutagawa, Asahi, Mainichi, Tanizaki, Noma,… cũng như Huân chương Văn hóa do Thiên Hoàng trao tặng.

6 bao tang van hoc o nhat ban 10

Tuy mất Giải Nobel (1994) về tay Ôe Kenzaburô nhưng ông đã nhiều lần được đề cử cho giải này và là một cái tên đã có mặt trong nhiều vòng chung kết. Tài năng của ông có lẽ không hề thua kém Kawabata, Ôe hay Ishiguro nếu chúng ta tin vào những lời đánh giá về ông của những đồng nghiệp trứ danh như: Graham Greene, John Updike hay Irving Howe. Đặc biệt, văn hào Graham Greene là một tâm hồn tri kỷ, đã ngưỡng mộ ông như “một trong những nhà văn xuất sắc nhất của thời hiện đại”.

Tác phẩm của Shusaku có một số lượng khổng lồ, có thể nhắc tới: “Truyện hồi nhỏ” (Dôwa, 1963), “Bóng đổ lên đời” (Kagebôshi, 1968), “Bệnh viện Jourdan” (Ju-rudan byôin, 1956), “Những người mẹ” (Haha naru mono, 1969), “Cái thằng khó ưa” (Iyana yatsu, 1959), “Chàng da đen” (Kurombô, 1971), “Đến tận Aden” (Aden made, 1954), “Người da trắng” (Shiroi Hito, 1955), “Người da vàng” (Ki iro hito, 1955), “Biển và thuốc độc” (Umi to Dokuyaku, 1957), “Anh khùng đáng yêu” (Obakasan, 1959), “Núi lửa” (Kazan, 1960), “Những mảnh đời du học” (Ryuugaku, 1965), “Đất nước hoàng kim” (Ôgon no kuni, 1966), “Đời Chúa Giê-Su” (Iesu no shôgai, 1973), “Bên bờ Biển Chết” (Shikai no hotori, 1973), “Cái gông cổ bằng sắt – Truyện tướng Konishi Yukinaga” (Tetsu no kubikae – Konishi Yukinaga-den, 1977), “Những người tử đạo cuối cùng” (Saogo no Junkyôsha, 1985), “Địa ngục Unzen” (Unzen, 1965), “Người đàn ông 40 tuổi” (Yonjussai no otoko, 1964), “Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ” (Watashi ga suteta onnna, 1964), “Loại tiểu thuyết tôi yêu” (Watashi ga aishita shôsetsu, 1985), “Dòng sông sâu thẳm” (Fukai kawa / Deep River, 1993),… Trong đó, cuốn tiểu thuyết “Chinmoku” (Trầm mặc, 1966) của ông rất nổi tiếng đã được Martin Scorsese chuyển thể thành bộ phim “Silence” vào năm 2016. Trước đó, “Chinmoku” đã được đạo diễn Masahiro Shinoda chuyển thể thành phim vào năm 1971. Tác phẩm là câu chuyện về một nhà truyền giáo Dòng Tên được cử đến Nhật Bản vào thế kỷ 17 và phải hoạt động ẩn danh. Một tác phẩm kinh điển khác của Endo Shusaku là “The Samurai” (1980), câu chuyện hư cấu về sứ mệnh ngoại giao của Hasekura Tsunenaga đến Tây Ban Nha, Mexico, Rome vào thế kỷ 17.

6 bao tang van hoc o nhat ban 11

Bảo tàng Văn học Endo Shusaku được xây dựng gần bối cảnh diễn ra câu chuyện trong tác phẩm “Chinmoku”. Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng hàng loạt đồ dùng cá nhân cũng như các bản thảo của văn sĩ. Hơn nữa, kho tàng văn chương mà tác giả để lại vẫn còn vô cùng phong phú. Vào năm 2020, bảo tàng đã phát hiện ra một cuốn tiểu thuyết hoàn thiện vẫn chưa được xuất bản, cũng như trong đầu năm nay, là ba vở kịch khác của cố văn sĩ.

Với các bảo tàng trải dài từ Tohoku đến Kyushu, các fan hâm mộ có thể “ngược dòng lịch sử” để hiểu sâu hơn về những tác gia lớn của nền văn học Nhật Bản. Nếu du khách cũng có niềm đam mê với văn chương thì đừng bỏ lỡ những địa điểm này trong chuyến du lịch Nhật Bản nhé!

cac bao tang nghe thuat o tokyo 8

10 bảo tàng dành cho những người đam mê nghệ thuật tại Tokyo, Nhật Bản

Tokyo của Nhật Bản mang trong mình vẻ hiện đại lẫn nét hoài cổ, là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc đáng nhớ trên thế giới. Vậy nên, không khó hiểu khi Tokyo có rất nhiều bảo tàng nghệ thuật có giá trị.

Với những viện bảo tàng và phòng trưng bày từ nghệ thuật phong cách truyền thống cho đến hiện đại, Tokyo chắc chắn là thiên đường cho những người đam mê nghệ thuật và thiết kế. Tuy nhiên, số lượng bảo tàng nghệ thuật ở Tokyo nhiều đến mức mà du khách sẽ có thể cảm thấy choáng ngợp.

Nhưng du khách đừng lo lắng, chúng tôi đã chọn ra Top 10 bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng nhất ở Tokyo để du khách đến tham quan. Từ phong cách Nhật Bản đến phương Tây, từ tranh vẽ đến tác phẩm điêu khắc, từ nhiếp ảnh đến video nghệ thuật, du khách có thể thưởng thức vô số các tác phẩm nghệ thuật trong các bảo tàng sau đây:

1. Bảo tàng Nghệ thuật Phương Tây Quốc gia

Nằm trong khuôn viên Công viên Ueno, Bảo tàng Nghệ thuật Phương Tây Quốc gia là nơi trưng bày nghệ thuật phương Tây, chủ yếu là của các nghệ sĩ Châu Âu. Có các cuộc triển lãm luân phiên từ bộ sưu tập của bảo tàng cũng như các cuộc triển lãm đặc biệt tạm thời.

5 bao tang o Ueno tokyo 4

Bảo tàng Nghệ thuật Phương Tây Quốc gia được khai trương lần đầu tiên vào năm 1959 và là bộ sưu tập hạt nhân của bảo tàng đến từ Matsukata Kojiro, một doanh nhân và con trai của Thủ tướng Nhật Bản Masayoshi Matsukata.

Tòa nhà chính của bảo tàng được thiết kế bởi Charles-Edouard Jeanneret-Gris và bản thân nó là một điểm thu hút khách du lịch. Du khách bước vào tòa nhà bảo tàng hình vuông vào một hội trường với trần nhà cao và ánh sáng tự nhiên được giới thiệu thông qua giếng trời hình chóp tráng men. Đối diện lối vào chính một đoạn đường dẫn lên tới các cấp độ phòng trưng bày. Các phòng trưng bày đã được nâng lên trên phi công lên tầng 1.

2. Bảo tàng Quốc gia Tokyo

Được thành lập vào năm 1872, Bảo tàng Quốc gia Tokyo không chỉ là bảo tàng có lịch sử lâu đời nhất Nhật Bản, mà còn sở hữu hơn 120.000 tác phẩm, trong đó 89 tác phẩm được công nhận là Bảo vật quốc gia và 648 tác phẩm – bao gồm cả tòa nhà chính, được công nhận là Tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản.

Nhiều hiện vật trưng bày tại bảo tàng có liên quan đến Samurai, đặc biệt là kiếm và áo giáp Samurai. Bộ sưu tập bao gồm các hiện vật và đồ vật ngoạn mục được sử dụng bởi Samurai bình thường, tại vị trí trưng bày có giải thích chi tiết về sự khác biệt giữa những món đồ này với những món đồ thuộc về tầng lớp thượng lưu và cầm quyền.

5 bao tang o Ueno tokyo 5

Bảo tàng Quốc gia Tokyo cũng trưng bày nhiều tác phẩm thủ công, đặc biệt là từ thời Edo (1603-1867) – một thời kỳ tương đối hòa bình, trong đó các nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh mẽ. Ví dụ, các tác phẩm điêu khắc tinh xảo, đồ kim loại, đồ gốm, đồ sơn mài Nhật Bản (Urushi) và hàng dệt may. Tại các phần dành cho kịch Noh và Kabuki, tiệc trà và Phật giáo, du khách có thể tìm hiểu về sự đóng góp to lớn của nghệ thuật thủ công và các nghệ nhân vào lịch sử, thương mại và văn hóa Nhật Bản.

Tổ hợp bảo tàng bao gồm 6 phòng trưng bày, trong đó có Phòng trưng bày Nhật Bản (Honkan) và mỗi phòng đều đủ lớn để trở thành một bảo tàng riêng. Ngay cả khi không có thời gian vào từng phòng trưng bày, du khách cũng nên dành thời gian đi bộ xung quanh để chiêm ngưỡng kiến trúc. Nếu may mắn, du khách sẽ đến đúng khu vườn Nhật Bản phía sau tòa nhà chính mở cửa. Khu vườn này thường mở cửa cho công chúng vào mùa xuân và nửa cuối mùa thu đến đầu mùa đông, tự hào có năm phòng trà truyền thống khác nhau. Một số phòng trà nhận đặt chỗ để thực hiện các nghi lễ trà đạo, đọc thơ Haiku và các sự kiện đặc biệt khác.

3. Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô Tokyo

Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô Tokyo nằm tiếp giáp với các trung tâm Ueno và Asakusa, nằm trong cái gọi là “Dãy núi Ueno”, nơi đây tập trung các cơ sở văn hóa như bảo tàng và vườn thú, và là một phần của nhóm cơ sở văn hóa đặc trưng cho Tokyo. Được hoàn thành vào năm 1975, bảo tàng mang cấu trúc hiện tại và do Maekawa Kunio thiết kế.

5 bao tang o Ueno tokyo 6

Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô Tokyo trưng bày tất cả các loại hình nghệ thuật trong 6 phòng trưng bày. Không có bộ sưu tập cố định, nhưng nhiều cuộc triển lãm tạm thời được tổ chức đồng thời bởi các nhóm nghệ thuật khác nhau. Một số cuộc triển lãm được trả tiền, những người khác là miễn phí.

4. Bảo tàng Nghệ thuật Nhiếp ảnh Tokyo

Tokyo Photographic Art Museum nằm trong một tòa nhà 4 tầng tại một góc của Yebisu Garden Place. Đây là bảo tàng công cộng duy nhất ở Nhật Bản dành cho nghệ thuật nhiếp ảnh và hình ảnh chuyển động.

cac bao tang nghe thuat o tokyo 7

Tại bảo tàng có một bộ sưu tập lớn được trưng bày cố định với hơn 34.000 tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều tác phẩm trong số đó vô cùng hiếm và khó có được. Các tác phẩm đẳng cấp thế giới của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Nhật Bản và quốc tế đều được trưng bày trong bảo tàng.

Ngoài ra, tại đây còn có thư viện và các chương trình giáo dục nhằm phổ biến những phát triển toàn cầu mới nhất, thuộc các lĩnh vực đa phương tiện khác nhau.

5. Bảo tàng Nghệ thuật Mori

Bảo tàng Nghệ thuật Mori được thành lập năm 2003, được đặt tại tầng 53 và 54 tòa nhà Roppongi Hills Mori tại khu phức hợp sầm uất Roppongi Hills. Bảo tàng tập trung chủ yếu vào những tác phẩm đương đại, giới thiệu nghệ thuật và kiến trúc chất lượng, mở ra một không gian để những người đam mê nghệ thuật tới thảo luận cởi mở về văn hóa và xã hội.

cac bao tang nghe thuat o tokyo 2

Kiến trúc nội thất phòng trưng bày của bảo tàng ở tầng 53 của tòa tháp 54 tầng, dự tính khoảng 1.000m2. Bảo tàng Nghệ thuật Mori cũng trưng bày một loạt các cuộc triển lãm chất lượng cao, từ những tác phẩm quý giá của các bảo tàng nghệ thuật trên toàn thế giới tới Manga và Anime, phim ảnh, thời trang và thiết kế.

Ngoài các triển lãm được tổ chức xuất sắc, điều thu hút phần lớn mọi người chính là đài quan sát trong nhà và khu vực trên tầng thượng, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng quang cảnh ngoạn mục của thành phố Tokyo.

6. Bảo tàng Nghệ thuật Suntory 

Bảo tàng Nghệ thuật Suntory hoạt động từ năm 1961, tọa lạc ở tầng 3 của khu phức hợp Tokyo Midtown. Đây là một bảo tàng tư nhân chứa khoảng 3.000 tác phẩm nghệ thuật có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống Nhật Bản.

cac bao tang nghe thuat o tokyo 1

Với chủ đề “nghệ thuật trong cuộc sống”, Bảo tàng Nghệ thuật Suntory đã xây dựng một bộ sưu tập nghệ thuật và đồ thủ công cổ của Nhật Bản trong hơn 40 năm từ khi thành lập gồm các mặt hàng đồ sơn mài, gốm sứ, tranh vẽ, thủy tinh, dệt may, quần áo truyền thống, vũ khí, đồ trang trí tóc, trang phục kịch Noh, tài liệu, đồ kim loại và bộ trà,…

Ngoài không gian trưng bày, bảo tàng còn có một phòng trà với thiết kế vô cùng đặc biệt. Mặc dù không có những buổi triển lãm thường xuyên nhưng bảo tàng phục vụ các buổi trà đạo truyền thống vào các ngày thứ Năm tại phòng trà Genchoan.

7. Bảo tàng Nghệ thuật Bunkamura

Bảo tàng Nghệ thuật Bunkamura mở cửa từ năm 1989, là một tổ hợp của bảo tàng, nhà hát, phòng hòa nhạc và rạp chiếu phim, nằm cách ga Shibuya khoảng 12 phút đi bộ.

cac bao tang nghe thuat o tokyo 6

Khi đến đây, du khách có thể thưởng thức một loạt những trải nghiệm mang tính nghệ thuật và văn hóa tại cùng một địa điểm. Mở cửa từ năm 1989, Bunkamura tồn tại như một tổ hợp văn hóa, nơi tán dương nghệ thuật, biểu diễn, âm nhạc và phim ảnh. Bảo tàng thu hút khoảng 2,8 triệu khách thăm quan mỗi năm và là điểm đến hoàn hảo cho những người yêu nghệ thuật và phim ảnh.

8. Bảo tàng Mỹ thuật Yayoi Kusama

Bảo tàng Mỹ thuật Yayoi Kusama mở cửa vào tháng 10/2017, nằm tại khu dân cư yên tĩnh ở khu vực Waseda và Kagurazaka của Tokyo. Bảo tàng trưng bày các tác phẩm và tư liệu về họa sĩ Yayoi Kusama và tổ chức các sự kiện liên quan như các bài giảng, buổi nói chuyện trong phòng trưng bày và hội thảo. Những tác phẩm mang thông điệp “tình yêu và hòa bình” của bà được thể hiện theo nhiều cách khác nhau đã vươn xa ra thế giới từ chính nơi đây.

cac bao tang nghe thuat o tokyo 3

Bảo tàng là một tòa nhà màu trắng với 5 tầng trên mặt đất và 1 tầng dưới lòng đất, có thiết kế nhiều khung cửa sổ không đối xứng với thiết kế tròn, không góc cạnh. Tầng 1 được sử dụng để bày bán các món đồ lưu niệm độc đáo, bắt đầu từ tầng 2 trở lên sẽ là khu vực trưng bày, đặc biệt tầng 5, địa điểm lý tưởng để du khách chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc từ bí ngô tuyệt đẹp vô cùng lôi cuốn.

9. Bảo tàng Nghệ thuật Bridgestone Tokyo

Năm 1952, người sáng lập Tập đoàn Bridgestone, Ishibashi Shojiro đã mở một phòng triển lãm trên tầng 2 của tòa nhà Bridgestone, ở Kyobashi Tokyo, để giới thiệu bộ sưu tập nghệ thuật của mình với công chúng.

cac bao tang nghe thuat o tokyo 4

Bộ sưu tập thường trực của bảo tàng chú trọng đến nghệ thuật phương Tây hiện đại và đương đại, đặc biệt tập trung vào trường phái Ấn tượng và các bức tranh thế kỷ 20, và cả các bức tranh theo phong cách phương Tây của Nhật Bản.

10. Bảo tàng Nghệ thuật Fuji Tokyo

Bảo tàng Nghệ thuật Fuji Tokyo được thành lập vào năm 1983 bởi Daisaku Ikeda, chủ tịch của Soka Gakkai International (SGI). Bảo tàng tập hợp hơn 30.000 tác phẩm nghệ thuật, đa dạng phong cách từ phương Đông và phương Tây, cổ xưa và hiện đại.

cac bao tang nghe thuat o tokyo 5

Điểm nhấn đặc biệt tại đây chính là bộ sưu tập tranh sơn dầu phương Tây có tuổi đời hơn 500 năm tuổi. Bộ sưu tập này gồm những tác phẩm có từ thời Phục hưng, Baroque thế kỷ 17, Rococo thế kỷ 18, đến Chủ nghĩa ấn tượng và chủ nghĩa hậu đại.

Dù du khách có niềm đam mê với nghệ thuật hay không thì 10 bảo tàng mà chúng tôi giới thiệu trên đây cũng rất xứng đáng để du khách ghé thăm trong chuyến du lịch Nhật Bản. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để hành trình vi vu “xứ Phù Tang” của du khách được trọn vẹn và thú vị nhé!

5 bao tang o Ueno tokyo 7

Top 5 Bảo tàng hấp dẫn ở Ueno, Tokyo Nhật Bản

Ueno nằm gần khu phố Asakusa, nơi đây từ lâu đã trở thành một khu vực mua sắm nổi tiếng và sôi động của Tokyo, Nhật Bản. Tại Ueno, du khách có thể cảm nhận một không gian bao trùm bởi văn hóa và lịch sử, nhất là khu vực quanh Công viên Ueno, nơi du khách sẽ gặp nhiều bảo tàng.

1. Bảo tàng Shitamachi

Bảo tàng Shitamachi tái tạo lại hình ảnh Shitamachi (khu vực nơi những tầng lớp lao động cũ sinh sống) đã bị thiệt hại trong Thế chiến thứ hai và trận động đất kinh hoàng Kanto năm 1923. Đó là quang cảnh thành phố với dấu vết của thời kỳ Edo còn sót lại mà du khách không còn thấy ở Tokyo ngày nay nữa.

5 bao tang o Ueno tokyo 1

Bảo tàng trải rộng trên hai tầng. Ở tầng đầu tiên, du khách có thể thấy một bản dựng lại kích thước thật của ngôi nhà của một thương gia điển hình. Cấu trúc được sử dụng như một cửa hàng bán guốc gỗ truyền thống của Nhật Bản. Đỗ xe bên ngoài cửa hàng là xe kéo và xe ngựa đã được sử dụng trong thế kỷ 19 và 20. Ở cấp độ thứ hai, có một bộ sưu tập các đồ vật được trưng bày, là một phần của cuộc sống hàng ngày ở Shitamachi, bao gồm: đồ chơi, dụng cụ, đồ nội thất và dụng cụ nhà bếp.

Ở khu trưng bày đồ ngọt, du khách có thể mua kẹo giá rẻ được gọi là “Dagashi” với giá chưa đến 100 Yên. Dagashi là loại kẹo nhỏ được gói bằng giấy nhiều màu sắc, nên rất nổi bật khi chụp ảnh. Du khách còn có thể chơi những loại đồ chơi mà trẻ nhỏ vẫn thường chơi ngày xưa. Đồ chơi luôn là thứ tự nhiên thu hút trẻ nhỏ nhưng khi đến đây thì ngay cả người lớn cũng thích thú những món đồ này.

2. Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Quốc gia Ueno

Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Quốc gia Ueno là bảo tàng khoa học tích hợp nằm trong khuôn viên Công viên Ueno. Tòa nhà chính của bảo tàng được xây dựng cách đây hơn 100 năm và được biết đến với tên gọi quen thuộc “Nippon-kan”. Bảo tàng xây dựng theo kiến trúc Châu Âu thế kỷ 19 với trần nhà là mái vòm cùng cửa sổ kính màu bắt mắt.

Bức tượng cá voi xanh ở bên ngoài được cho là biểu tượng của Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Quốc gia Ueno. Bức tượng khổng lồ dài 30m, đường cong ở phần thân cá voi xanh làm nên tạo hình hấp dẫn như thể chú cá đang chuyển động.

5 bao tang o Ueno tokyo 2

Trong bảo tàng người ta chia ra làm 2 phần là: Bảo tàng Nhật Bản và Bảo tàng Trái đất. Tại Bảo tàng Nhật Bản người ta trưng bày sự hình thành và phát triển của Nhật Bản từ khi xuất hiện cho đến nay. Đặc biệt là các mô hình đại diện cho cuộc sống của người Nhật Bản theo từng thời kỳ. Hình dáng cơ thể, khuôn mặt, quần áo và công cụ thay đổi qua các thời Jomon, thời Yayoi, thời Trung cổ và thời cận đại…

Quần đảo Nhật Bản đã và đang có những thay đổi phức tạp do chuyển động của vỏ trái đất trong suốt thời gian dài. Những hoá thạch của động thực vật và khoáng chất được tìm thấy trong các khảo sát địa chất cũng đang được trưng bày khoa học. Có giá trị đặc biệt nhất là các thiên thạch từng rơi xuống Nhật Bản. Thời điểm rơi xuống của chúng cũng được hiển thị rõ ràng trên bản đồ. Tính đến nay có khoảng 50 thiên thạch đã rơi xuống Nhật Bản, người ta nói rằng con số này nhiều hơn so với diện tích của đất nước nhưng lí do thực ra chỉ là vì người Nhật quan tâm đến thiên thạch từ xưa và cất giữ chúng quá cẩn thận mà thôi.

5 bao tang o Ueno tokyo 3

Tại Bảo tàng Trái đất, du khách sẽ thấy triển lãm liên quan đến lịch sử và sinh vật sống trên trái đất. Khu sinh vật sống trên mặt đất là các tiêu bản nhồi bông với đủ kích cỡ khác nhau của sư tử, hươu, thỏ, gà… Những động vật này sinh động đến nỗi nhìn vào cứ ngỡ chúng vẫn còn đang sống.

Con người xuất hiện trên trái đất khoảng 7 triệu năm trước, sau đó họ di cư và xây dựng nền văn minh khắp thế giới. Tại bảo tàng, du khách sẽ được tìm hiểu về dòng chảy của sự tiến hóa của con người cũng như các phát minh từ đồ gốm đến đồng hồ, bóng đèn, máy tính… Bằng cách này người xem như cảm nhận được sự vĩ đại của tiến hóa qua mẫu vật thật.

Ngoài 2 khu bảo tàng chính ở trên, Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Quốc gia Ueno còn có rất nhiều triển lãm có giá trị khó mà thấy được ở các bảo tàng khác. Các triển lãm đặc biệt và triển lãm giới hạn được tổ chức thường xuyên với nội dung thú vị tuỳ theo thời điểm trong năm.

3. Bảo tàng Nghệ thuật Phương Tây Quốc gia

Cũng nằm trong khuôn viên Công viên Ueno, Bảo tàng Nghệ thuật Phương Tây Quốc gia là nơi trưng bày nghệ thuật phương Tây, chủ yếu là của các nghệ sĩ Châu Âu. Có các cuộc triển lãm luân phiên từ bộ sưu tập của bảo tàng cũng như các cuộc triển lãm đặc biệt tạm thời.

5 bao tang o Ueno tokyo 4

Bảo tàng Nghệ thuật Phương Tây Quốc gia được khai trương lần đầu tiên vào năm 1959 và là bộ sưu tập hạt nhân của bảo tàng đến từ Matsukata Kojiro, một doanh nhân và con trai của Thủ tướng Nhật Bản Masayoshi Matsukata.

Tòa nhà chính của bảo tàng được thiết kế bởi Charles-Edouard Jeanneret-Gris và bản thân nó là một điểm thu hút khách du lịch. Du khách bước vào tòa nhà bảo tàng hình vuông vào một hội trường với trần nhà cao và ánh sáng tự nhiên được giới thiệu thông qua giếng trời hình chóp tráng men. Đối diện lối vào chính một đoạn đường dẫn lên tới các cấp độ phòng trưng bày. Các phòng trưng bày đã được nâng lên trên phi công lên tầng 1.

4. Bảo tàng Quốc gia Tokyo

Được thành lập vào năm 1872, Bảo tàng Quốc gia Tokyo không chỉ là bảo tàng có lịch sử lâu đời nhất Nhật Bản, mà còn sở hữu hơn 120.000 tác phẩm, trong đó 89 tác phẩm được công nhận là Bảo vật quốc gia và 648 tác phẩm – bao gồm cả tòa nhà chính, được công nhận là Tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản.

Nhiều hiện vật trưng bày tại bảo tàng có liên quan đến Samurai, đặc biệt là kiếm và áo giáp Samurai. Bộ sưu tập bao gồm các hiện vật và đồ vật ngoạn mục được sử dụng bởi Samurai bình thường, tại vị trí trưng bày có giải thích chi tiết về sự khác biệt giữa những món đồ này với những món đồ thuộc về tầng lớp thượng lưu và cầm quyền.

5 bao tang o Ueno tokyo 5

Bảo tàng Quốc gia Tokyo cũng trưng bày nhiều tác phẩm thủ công, đặc biệt là từ thời Edo (1603-1867) – một thời kỳ tương đối hòa bình, trong đó các nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh mẽ. Ví dụ, các tác phẩm điêu khắc tinh xảo, đồ kim loại, đồ gốm, đồ sơn mài Nhật Bản (Urushi) và hàng dệt may. Tại các phần dành cho kịch Noh và Kabuki, tiệc trà và Phật giáo, du khách có thể tìm hiểu về sự đóng góp to lớn của nghệ thuật thủ công và các nghệ nhân vào lịch sử, thương mại và văn hóa Nhật Bản.

Tổ hợp bảo tàng bao gồm 6 phòng trưng bày, trong đó có Phòng trưng bày Nhật Bản (Honkan) và mỗi phòng đều đủ lớn để trở thành một bảo tàng riêng. Ngay cả khi không có thời gian vào từng phòng trưng bày, du khách cũng nên dành thời gian đi bộ xung quanh để chiêm ngưỡng kiến trúc. Nếu may mắn, du khách sẽ đến đúng khu vườn Nhật Bản phía sau tòa nhà chính mở cửa. Khu vườn này thường mở cửa cho công chúng vào mùa xuân và nửa cuối mùa thu đến đầu mùa đông, tự hào có năm phòng trà truyền thống khác nhau. Một số phòng trà nhận đặt chỗ để thực hiện các nghi lễ trà đạo, đọc thơ Haiku và các sự kiện đặc biệt khác.

5. Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô Tokyo

Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô Tokyo nằm tiếp giáp với các trung tâm Ueno và Asakusa, nằm trong cái gọi là “Dãy núi Ueno”, nơi đây tập trung các cơ sở văn hóa như bảo tàng và vườn thú, và là một phần của nhóm cơ sở văn hóa đặc trưng cho Tokyo. Được hoàn thành vào năm 1975, bảo tàng mang cấu trúc hiện tại và do Maekawa Kunio thiết kế.

5 bao tang o Ueno tokyo 6

Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô Tokyo trưng bày tất cả các loại hình nghệ thuật trong 6 phòng trưng bày. Không có bộ sưu tập cố định, nhưng nhiều cuộc triển lãm tạm thời được tổ chức đồng thời bởi các nhóm nghệ thuật khác nhau. Một số cuộc triển lãm được trả tiền, những người khác là miễn phí.

Trên đây là Top 5 bảo tàng nổi tiếng nhất ở Ueno để du khách đến tham quan nếu có dịp du lịch Nhật Bản. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để hành trình vi vu “xứ Phù Tang” của du khách thêm phần thú vị và trọn vẹn nhé!

cua mat nguoi o nhat ban 5

Giai thoại về loài cua Heikegani có mai giống hệt khuôn mặt người ở Nhật Bản

Trên thế giới có nhiều loại động vật kỳ dị mang khuôn mặt con người, trong đó có loài giáp xác nổi tiếng ở Nhật Bản, đó là loài cua Heikegani hay còn được gọi là “cua mặt người”. Người dân địa phương cũng gọi loài cua này là “cua Samurai”. Truyền thuyết kể rằng khi các chiến binh Heike tử trận chìm xuống biển, linh hồn của họ chuyển vào những con cua và khuôn mặt của họ mãi mãi được khắc trên lưng cua.

Trong một công viên nhỏ bên bờ biển gần cầu Kanmonkyo, ở thành phố Shimonoseki của Nhật Bản, có hai bức tượng đồng mô tả hình tượng hai chiến binh Samurai trong trận chiến sinh tử cùng đại bác và tàu chiến. Đây là khu vực đài tưởng niệm một trận chiến lịch sử đã diễn ra ở khu vực này hơn 8 thế kỷ trước.

cua mat nguoi o nhat ban 2

Theo sử sách địa phương ghi lại vào năm 1185, hai hạm đội hùng mạnh, một bên của gia tộc Heike, những người cai trị đế quốc Nhật Bản và bên kia là Minamoto, những người đang chiến đấu để giành quyền kiểm soát ngai vàng, giao tranh với nhau vào một buổi sáng tháng Tư trên vịnh nhỏ có tên là Dannoura ở ngoài khơi Nhật Bản.

Trong trận chiến khốc liệt diễn ra sau đó, hàng trăm chiến binh Samurai đã bỏ mạng và xác họ bị những con sóng cuốn trôi xuống đáy biển. Cuối cùng, phía Minamoto đã giành chiến thắng còn vị hoàng đế 6 tuổi của gia tộc Heike đã bị chết đuối sau đó. Minamoto Yoritomo tiếp tục trở thành Shogun hay người cai trị quân sự đầu tiên của Nhật Bản.

cua mat nguoi o nhat ban 3

Trận Dannoura kéo theo nhiều giai thoại sau đó mà kỳ lạ nhất là về một loài cua có chiếc mai đặc biệt giống với khuôn mặt giận dữ của các Samurai ngày xưa. Chuyện kể rằng khi các chiến binh Heike bị chết chìm, linh hồn của họ đã ám vào những con cua dưới biển. Do đó, mai của chúng có họa tiết giống với khuôn mặt hung dữ của các chiến binh. Loài cua này được gọi là “Heikegani” (tên khoa học là: Heikeopsis japonica). Đôi khi, nó còn được gọi là “cua Samurai”.

cua mat nguoi o nhat ban 1

Ở góc độ khoa học, nhà thiên văn học nổi tiếng Carl Sagan cho rằng sự giống nhau kỳ lạ giữa mai cua và khuôn mặt tức giận của những chiến binh Samurai đơn giản là do quá trình chọn lọc nhân tạo. Sagan cho rằng những ngư dân đánh bắt trên vùng biển của Nhật Bản đã ném lại biển những con cua nào có phần mai trông giống như khuôn mặt của samurai để tôn trọng gia tộc Heike trong lịch sử. Điều này bảo tồn nòi giống của cua Heikegani.

Được biết, cua Heikegani có kích thước rất nhỏ, chỉ chừng 4cm. Theo giải thích khoa học, những họa tiết trên mai cua giống khuôn mặt Samurai đang giận dữ thực sự là những điểm mà các cơ bám vào.

cua mat nguoi o nhat ban 4

Ngoài ra, việc con người thấy phần mai cua giống hệt mặt người là do một hội chứng có tên “pareidolia” tạo nên, hay còn biết tới như một loại “ảo giác”. Cụ thể hơn, hiện tượng này có thể hiểu nôm na người ta tưởng tượng ra những gương mặt từ chi tiết các vật hoàn toàn không liên quan tới chúng, như đám mây mang hình động vật hay mặt người.

Dù được lý giải theo góc độ nào thì loài cua Heikegani vẫn là điều kỳ lạ, thu hút sự tò mò, thích thú đối với mỗi khách du lịch khi đến thành phố Shimonoseki trong chuyến du lịch Nhật Bản. Tựu chung lại, loài cua này được lấy cảm hứng từ sự tôn kính với những truyền thuyết cổ xưa vẫn tiếp tục tồn tại và mang trên mình nhiều bí ẩn của tự nhiên.

Chocolate nhat ban 7

Chocolate – món đồ ngọt được mọi tầng lớp Nhật Bản vô cùng ưa chuộng

Mặc dù không có nguồn gốc từ Nhật Bản nhưng Chocolate lại là một trong những món đồ ngọt được mọi người ở mọi tầng lớp vô cùng ưa chuộng. Từ món tráng miệng, bánh kẹo đến đồ uống, Nhật Bản đã biến tấu món đồ ngọt nổi tiếng thế giới thành những món ăn mang đậm bản sắc truyền thống.

Nguồn gốc và sự phát triển của Chocolate ở “xứ sở hoa anh đào”

Chocolate là sản phẩm từ Cacao. Cây Cacao đầu tiên được thực dân Tây Ban Nha mang từ Trung Mỹ đến Châu Á vào cuối thế kỷ XVII. Cacao lần đầu tiên du nhập vào Nhật Bản vào năm 1797, khi những nhà buôn người Hà Lan mang theo nó vào đất nước. Tuy vậy, Cacao chưa thực sự được tiêu thụ trên diện rộng ở Nhật Bản cho đến thế kỷ 20. Điều này là do Cacao là một loại quả nhiệt đới, khá khó khăn để phát triển thuận lợi tại thời tiết lạnh giá . Cacao thậm chí sẽ không thể phát triển trên các hòn đảo cực Nam của Nhật Bản.

Chocolate nhat ban 3

Tuy nhiên, Cacao cuối cùng đã được phổ biến thị trường Nhật Bản, dưới dạng thanh Chocolate. Loại Chocolate đầu tiên được sản xuất tại Nhật Bản vào năm 1918, do  công ty sáng lập Meiji Chocolate nghiên cứu.  Đó là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh đồ ngọt. “Chocolate” chỉ là một hương vị khác của bánh kẹo Bottom of Form. Nhiều người nói rằng Chocolate không thực sự phát triển ở Nhật Bản cho đến khi lính Mỹ bắt đầu tặng Chocolate cho trẻ em địa phương trong Thế chiến thứ hai.  Tuy nhiên, từ khi chiến tranh kết thúc cho đến khi đất nước bắt đầu mở cửa, kẹo Chocolate vẫn được ưa chuộng ở Nhật Bản.

Ngày nay, Chocolate rất phổ biến ở “xứ sở hoa anh đào”. Nhờ hương vị thơm ngon độc đáo, hiện nó đã trở thành món ngọt tiêu chuẩn ở Nhật Bản, được mọi người ở mọi tầng lớp vô cùng ưa chuộng.

Công ty sản xuất Chocolate mọc lên như nấm sau mưa và Kẹo Chocolate được sản xuất hàng loạt

Công ty sản xuất Chocolate ngày càng nhiều với đủ dòng sản phẩm. Từ những thanh Chocolate nguyên chất, đến những dòng kẹo chỉ có nổi 1-2% cũng đều lần lượt ra đời. Tuy nhiên, công ty sản xuất Meiji vẫn đứng đầu về thị phần. Bên cạnh có Lotte, Morinaga, Ezaki Glico và Fujiya là những nhà sản xuất Chocolate Nhật Bản khác cũng có vị trí cao trong danh sách. Những công ty này sản xuất đồ ngọt như Chocolate hình nấm, Chocolate hình hạt và Chocolate hạnh nhân. Tất cả đều có khả năng phân phối cao trong và ngoài thị trường Nhật Bản.

Chocolate nhat ban 5

Chocolate của Nhật Bản cũng được sản xuất hàng loạt, nên chất lượng không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Những thương hiệu thường tự đánh giá là sản phẩm cao cấp, bao bì đẹp và hương vị hấp dẫn. Nhưng thực tế, nó lại rất bình thường đôi khi còn quá ngọt. Những công ty này đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, giống như những thương hiệu cửa hàng tiện lợi, đơn thuần là tự định vị mình cao hơn trên thị trường.

Các thương hiệu như: Morozoff, Mary’s và Goncharoff là những ví dụ hoàn hảo về điều này.  Họ bán những thanh kẹo mà họ gọi là Chocolate, nhưng có các hàm lượng nhỏ, hương vị Chocolate nhẹ.  Nhờ chiến lược tiếp thị quảng cáo dày đặc, chúng là những món quà cực kỳ phổ biến ở Nhật Bản; đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi.

Chocolate kiểu Nhật

Với sự sáng tạo không ngừng của mình, người Nhật đã phát triển và cho ra đời rất nhiều sản phẩm Chocolate độc đáo mang đậm tinh thần dân tộc. Một trong số đó phải kể đến Matcha Chocolate (Chocolate vị trà xanh). Matcha là loại trà nổi tiếng, đặc trưng của Nhật Bản, là “linh hồn” của nghi thức trà đạo truyền thống. Người Nhật đã sử dụng món đặc sản truyền thống này kết hợp với Chocolate để cho ra đời một loại Chocolate biểu tượng nổi tiếng toàn cầu. Vị ngọt của Chocolate kết hợp với vị đắng của Matcha tạo nên sự hài hòa về hương vị khiến bất cứ ai ăn đều phải trầm trồ.

Chocolate nhat ban 1

Okaki phủ Chocolate (bánh gạo rang) là một món ăn nhẹ độc đáo khác của Nhật Bản. Yokan Chocolate cũng là một biến tấu khác từ món tráng miệng thạch truyền thống của Nhật Bản với Chocolate. Chuối phủ Chocolate là một món ăn chính trong các lễ hội của Nhật Bản.

Sự kết hợp hương vị Âu – Á trong Chocolate Nhật Bản

Nhân cơ hội được đào tạo tại Châu Âu, những người thợ làm Chocolate Nhật Bản đã mang tất cả hương vị và kỹ thuật cổ điển trở lại Nhật Bản. Đồng thời, họ cũng mang những nét đặc trưng của Đông Á đến Châu Âu.  Chocolate nhập khẩu từ Châu Âu được coi là món quà cao cấp, quý giá. Nhưng sau đó, thay vì nhập khẩu, họ tự nghiên cứu, phát triển hương vị này trên chính Nhật Bản.

Những diễn giải của người Nhật về Chocolate đã khiến các thương hiệu Châu Âu phải chú ý. Từ những năm 1990, đã có những cửa hàng Chocolate đầu tiên của Châu Âu tại Tokyo. Đến những năm 2000, các cửa hàng Chocolate khác bắt đầu mở cửa hàng ở Tokyo, Osaka, Kyoto, Fukuoka và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các hãng Chocolate của Pháp, Bỉ và Thụy Sĩ là những người đầu tiên thâm nhập thị trường Nhật Bản, nâng cao danh tiếng cho nhập khẩu Chocolate từ Châu Âu. Tất cả những thương hiệu này hiện có lượng khách hàng trên khắp Nhật Bản. Người ta sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn chỉ để được nếm thử hương vị Chocolate thần thánh hay chụp hình với nhân viên bán hàng.

Chocolate nhat ban 2

Sự tinh tế và sáng tạo mà người Nhật đã mang đến cho thị trường Châu Âu cũng như thế giới đó là Kitkat. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2004, Kitkat Nhật Bản đã tự mình vươn lên. Thậm chí nó còn bán chạy hơn cả Mieji - loại Chocolate giữ vị trí hàng đầu trong những năm gần đây. Không chỉ sản xuất vị nguyên bản, Kitkat còn rất thành công khi phát triển sang hương vị truyền thống như: Matcha, khoai lang, và rượu Sake.

Bởi vì sự kết hợp độc đáo giữa mặn và ngọt đã khiến các đầu bếp bánh ngọt và Chocolate Nhật Bản trở nên đáng chú ý.  Họ còn vô cùng thích thêm các hương vị mới vào danh sách của mình, đặc biệt nếu là những người đầu tiên phát minh ra. Chocolate của Nhật Bản đã thực sự trở thành sự pha trộn phức tạp giữa phong cách cổ điển của châu Âu, truyền thống của Nhật Bản và phong cách hiện đại của Mỹ.

Văn hóa Chocolate Nhật Bản

Nói đến văn hóa Chocolate của Nhật Bản, không thể quên ngày Lễ tình nhân 14/2. Vào ngày này, những đôi yêu nhau sẽ thể hiện tình cảm của mình với đối phương bằng cách trao tặng món quà mang ý nghĩa đặc biệt (thường là Chocolate). Ở Nhật Bản, du khách có thể bắt gặp một số loại Chocolate được mua về với mục đích dành tặng bạn bè, gia đình. Đây cũng là sự khác biệt rõ rệt trong ngày Valentine ở Nhật Bản so với các nước phương Tây.

  • Cho-giri Choco

Tên của loại Chocolate này dịch sang tiếng Việt là “Chocolate nghĩa vụ” và từ “nghĩa vụ” trên bao bì tất nhiên chẳng mang chút lãng mạn nào cả. Để món quà mang đúng ý nghĩa của người tặng, tránh xảy ra tình huống hiểu lầm, nhà sản xuất Cho-giri Choco cũng khéo léo tạo khối hình đơn giản cho từng viên Chocolate, thường là hình vuông và hình tròn. Loại Chocolate này được đặt trong hộp đơn giản, không có quá nhiều hoa văn.

Trong truyền thống ngày Valentine, phái nữ sẽ tặng quà cho phái nam để thể hiện tình cảm của mình. Theo đó, các cô gái Nhật cũng mua “Cho-giri Choco” để tặng bạn nam là đồng nghiệp, bạn học,…

  • Gyaku Choco

“Gyaku” trong tiếng Nhật có nghĩa là “đảo chiều”. Như vậy, không riêng nữ mới tặng Chocolate cho nam như trong truyền thống Valentine của Nhật Bản, phái nam cũng được dịp thể hiện tình cảm của mình bằng cách tặng các bạn nữ “Gyaku Choco”.

  • Honmei Choco

Honmei Choco là loại Chocolate sữa thơm ngào ngạt, có vị ngọt đặc trưng, thường được tạo hình trái tim. “Honmei” có nghĩa là “tình yêu đích thực”, nếu đối phương nhận được loại Chocolate này, chứng tỏ người tặng đang có ý ngỏ lời trên mức tình bạn. Honmei Choco được đựng trong chiếc hộp xinh xắn, kèm giấy note hoặc thiệp để người tặng có thể viết đôi lời tâm sự.

Chocolate nhat ban 6

  • Tomo Choco

Tomo Choco mang ý nghĩa bạn bè, cũng tương tự như Cho-giri Choco nhưng mang ý quý trọng, yêu mến nhiều hơn. Đây cũng có thể xem như lời nhắn nhủ: “Mình chỉ coi bạn là bạn bè thôi”. Các cô gái thường tặng món chocolate này kèm tấm thiệp có ghi “Tặng bạn tôi” hoặc viết thẳng chữ “Tomo Choco” lên từng viên Chocolate. Tomo Choco còn được các bạn nữ dùng để dành tặng nhau trong dịp Valentine.

  • Jiko Choco

Jiko Choco là loại Chocolate đặc biệt nhất trong dịp Lễ Valentine ở Nhật Bản, được dành riêng cho những ai đang độc thân. Ở Nhật Bản, nếu vào ngày Valentine mà ai đó chưa nhận được món quà nào thì có thể tự mua Jiko Choco cho riêng mình như một món quà an ủi.

Có thể thấy, tuy có nguồn gốc là phương Tây, nhưng với sự sáng tạo của người Nhật thì Chocolate cũng đã trở thành đặc sản “cộp mác” Nhật Bản không đâu có, đến mức người phương Tây phải xa xôi lặn lội đến để thưởng thức những viên Chocolate lẽ ra là phải quen thuộc với họ lắm. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, du khách đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm hương vị Chocolate độc đáo ở đây nhé!

danshari 6

Danshari – Lối sống tối giản cho tâm hồn an yên của người Nhật

Từ lâu, người Nhật đã nổi tiếng với nếp sống mộc mạc và giản dị, mang đậm hơi hướng thiền định. Họ luôn đề cao sự ngăn nắp, trật tự và sạch sẽ… Đây chính là yếu tố tạo nên lối sống tối giản của người Nhật – được gọi là “Danshari”. Trào lưu tối giản này hiện đang được lan rộng, thu hút sự yêu thích của nhiều người.

Khi mà cuộc sống trở nên bộn bề, con người ta lại tìm đến sự thảnh thơi trong cuộc sống. Nhịp sống hiện đại lại càng khiến người ta khao khát sự giản đơn, hạnh phúc. Do đó, những năm gần đây, 2 cuốn sách “Lối sống tối giản của người Nhật” – Sasaki Fumio và “Nghệ thuật bài trí của người Nhật” – Marie Kondo đã trở nên nổi tiếng thế giới. Tác giả Marie Kondo thậm chí còn xuất hiện trong series phim tài liệu gây sốt trên nền tảng Netflix với tựa đề “Dọn nhà cùng Marie Kondo” vào năm 2019. Bên cạnh đó, cuốn sách “Dọn dẹp cùng Marie Kondo” trước đó cũng từng làm mưa làm gió trên bảng xếp hạng best seller của Amazon năm 2014 – 2015. Vậy điều gì thú vị có trong cuốn sách, bộ phim trên? Đó chính là một thế giới quan mới về lối sống của người Nhật Bản: Danshari – Sống tối giản cho tâm hồn an yên.

danshari 2

“Danshari” bắt nguồn từ 3 Hán tự: “Dan” (cắt đứt, từ chối, từ bỏ), “Sha” (buông bỏ, vứt bỏ) và “Ri” (rời xa, tách biệt). Nghĩa là bạn từ chối việc tiếp nhận thêm thêm những thứ không cần thiết vào cuộc sống của mình, bạn sẽ vứt bỏ tất cả những thứ không cần dùng đến và tránh xa những cám dỗ, những ám ảnh về vật chất. Mục đích là để bản thân được hạnh phúc, bình an và tự do đón nhận những điều mới mẻ, những năng lượng tích cực mà vũ trụ mang đến cho bạn.

Theo đó, người Nhật ưu tiên lối sống không lãng phí, không mua đồ dư thừa, cắt giảm các vật dụng thừa thãi trong nhà xuống mức thấp nhất. Người sử dụng chỉ lựa chọn những đồ vật bản thân thực sự cần để giữ lại. Và dần từ đó người ta sẽ học được cách không chạy theo vật chất, lọc được cái nào là thứ mình cần và cái nào chỉ là do tác động của truyền thông. Nói cách khác, “Danshari” không chỉ là hành động vứt bỏ mọi thứ và dọn dẹp căn phòng, mà còn là một phương pháp thay đổi cách sống và làm phong phú thêm tâm trí và cuộc sống của chính mình.

danshari 1

Thông thường, lối sống này hay được nhắm mục tiêu là “sự vật, đồ dùng”, nhưng trong những năm gần đây điều này cũng được áp dụng cho tất cả các đối tượng khác xung quanh con người, chẳng hạn như: các mối quan hệ, công việc, thời gian, thông tin, quyền lợi, dịch vụ, ăn uống,…

Ban đầu, thuật ngữ “Danshari” có nguồn gốc từ bộ môn Yoga “Phá vỡ, vứt bỏ và bỏ đi”. Bản thân nội dung của cụm từ này đã xuất hiện trong Phật giáo từ lâu, và đặc biệt, hành động dứt khoát và sự từ bỏ là những tư tưởng và triết lý tu hành quan trọng tiếp tục từ thời Đức Phật.

danshari 3

Người sáng tạo ra là Masahiro Oki, người đã hoạt động với tư cách là người hướng dẫn tiên phong về Yoga ở Nhật Bản. Masahiro Oki đã sử dụng thuật ngữ này trong cuốn sách của riêng mình xuất bản năm 1976, và kể từ đó đã sử dụng thuật ngữ “Danshari” trong ít nhất 4 cuốn sách. Ngoài ra, trong giới Yoga Nhật Bản, Danshari cũng được công nhận là “ý tưởng của Masahiro Oki”.

Hideko Yamashita áp dụng thuật ngữ này chủ yếu cho lĩnh vực “dọn dẹp” và phổ biến rộng rãi ra thế giới. Năm 2009, Hideko Yamashita đã xuất bản “Kỹ thuật dọn dẹp mới – Danshari”. Cuốn sách đã trở thành một cuốn sách bán chạy nhất, và “Decluttering” đã được đề cử cho Giải thưởng Các từ mới và Từ phổ biến của U-Can năm 2010.

Có thể thấy Nhật Bản cũng là một đất nước khá là phù hợp với văn hóa tối giản. Bởi lẽ, thiên nhiên khắc nghiệt tại đây luôn khiến con người lo sợ. Những trận động đất, sóng thần dữ dội càng khiến cho người Nhật gắn liền hơn với lối sống tối giản ấy, bởi nếu nhà quá nhiều đồ khi động đất sẽ dễ gây nguy hiểm khi khó thoát hiểm hơn và đồ đạc dễ rơi lung tung gây thương tích.

danshari 4

Danshari hay được so sánh với chủ nghĩa Minimalism, cũng có nghĩa là chủ nghĩa tối giản. Về cơ bản thì đó đều là lối sống tối giản, tuy nhiên sự khác nhau lại nằm ở cách suy nghĩ khởi nguyên của người áp dụng. “Minimalist” nhấn mạnh vào cuộc sống với càng ít đồ vật xung quanh càng tốt, có thể làm đơn giản hơn sự lựa chọn của mình. Còn với “Danshari”, đó là bài học đầu tiên cho việc chúng ta phải tự đưa ra quyết định là đồ vật này có “thực sự cần thiết” với mình không, và học cách buông bỏ với những thứ đồ mình chỉ thích chứ không bao giờ sử dụng.

Lối sống tối giản “Danshari” mang lại cho người Nhật cơ hội để nhìn nhận lại môi trường xung quanh bản thân. Đây sẽ là một cơ hội tốt để người ta tự xem xét lại các giá trị quan của cá nhân. Danshari cũng mang lại thêm nhiều không gian cho bản thân và giúp giảm căng thẳng. Khi căn phòng được sắp xếp gọn gàng bằng cách tái sắp xếp, không gian sẽ được mở rộng ra. Bên cạnh đó, việc dọn dẹp giúp ta nắm được rõ ràng hơn về số lượng và đồ vật mình sở hữu, từ đó giúp ngăn chặn việc chúng ta mua đi mua lại cùng một loại thực phẩm hoặc quần áo, điều này được cho là có ảnh hưởng đến tài chính. Mang ý nghĩa tích hơn, với “Danshari”, chúng ta sẽ ít sợ thất bại hơn. Đối với bất cứ điều gì mà ta theo đuổi, sự thực là nếu ta không sợ mất những gì mình đang có thì ta có thể đạt được nhiều hơn. Để đi đến thành công, đôi khi điều chúng ta sợ nhất không phải là thất bại mà là chính nỗi sợ hãi của bản thân. Cuối cùng, việc áp dụng “Danshari” sẽ giúp tăng vận khí. Trong Phong thủy, người ta cho rằng những đồ dùng lâu không dùng đến, đồ cũ, đồ có kỷ niệm khó chịu sẽ làm giảm vận may của người sở hữu. Nếu chúng ta giảm bớt số lượng bằng phương pháp Danshari và tạo ra không gian cho những điều may mắn mới, đó có thể là cơ hội để thu hút tiền bạc cũng như vận may khác cho bản thân.

Như đã đề cập ở trên, có thể nhiều người cho rằng tối giản là cắt hết mọi chi tiêu, không dám mua sắm bất cứ món đồ gì, giảm hết mọi cuộc vui, hoạt động giải trí để “sống tối giản”. Nhưng liệu đó có phải là điều khiến chúng ta hạnh phúc?

Mục đích lớn nhất của việc sống tối giản đó là giúp con người ta nhận thức được đâu là cái ta muốn và đâu là cái ta cần. Cái nào mới là điều thực sự khiến chúng ta hạnh phúc.

Có người sẽ thích nhà to đẹp để ở, và họ không có thú vui khác như đi du lịch hay ăn nhà hàng. Nhưng có người lại thích thời trang, và thú vui được mặc những bộ quần áo đẹp theo trend lại là niềm cảm hứng cho họ. Thay vì chạy theo những quy chuẩn về lối sống, hãy chọn làm điều mình thích nhất, giảm bớt những việc mà mình thấy lãng phí, đó cũng là một cách sống tối giản.

danshari 5

Ở một khía cạnh khác, việc áp dụng “Danshari” cũng không có nghĩa là phải cố gắng thay đổi tất cả những vật dụng của mình chỉ để theo một chuẩn mực nào đó. Nếu kết quả nhận được chỉ là không đúng với sở thích và khiến bản thân không thấy hạnh phúc – có thể chúng ta đang sống tối giản “tiêu cực”.

Có thể nói, lối sống tối giản của người Nhật chạm đến mọi ngóc ngách của cuộc sống. Những năm gần đây, sống tối giản đã trở thành một xu hướng, không chỉ ở Nhật Bản hay Việt Nam mà ở khắp nơi trên thế giới. Sống tối giản như người Nhật sẽ giúp chúng ta chiêm nghiệm cuộc sống một cách lành mạnh hơn, từ đó dẫn đến sự thanh thản và tự do trong tâm hồn.

Văn hóa “xứ Phù Tang” nói chung quả thật có rất nhiều điều thú vị. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, du khách hãy dành thời gian khám phá và trải nghiệm nhiều hơn về nét văn hóa đặc sắc này nhé! Chúc du khách du khách có một chuyến đi vui vẻ!

yukata 5

Yukata – Trang phục truyền thống phổ biến trong những lễ hội mùa hè ở Nhật Bản

Mùa hè ở Nhật Bản được mệnh danh là “mùa của lễ hội”, gắn với đó là một loại trang phục quen thuộc mang tên “Yukata”. Cùng với Kimono, Yukata tạo nên những bộ trang phục biểu trưng của văn hóa Nhật Bản.

Kimono và Yukata là hai loại trang phục truyền thống gắn liền với sự thanh lịch và tinh tế đặc trưng của người dân “xứ hoa anh đào”. Do có sự tương đồng lớn về hình thức nên không ít khách nước ngoài khi đến Nhật Bản không thể phân biệt được hoặc nhầm lẫn rằng hai loại trang phục này là một.

Hiểu một cách đơn giản nhất thì Yukata là một loại Kimono mùa hè. Nó có cấu trúc đơn giản, ít chi tiết và tầng lớp hơn Kimono. Loại vải để may Yukata cũng đơn giản và có cấu trúc thoáng mát hơn. Chính vì vậy, Yukata được xem là loại trang phục truyền thống phổ biến trong những lễ hội mùa hè ở Nhật Bản.

Nguồn gốc của Yukata

Nếu Kimono được biết đến như một trang phục truyền thống được sử dụng vào những dịp lễ nghi tôn quý, thì Yukata hay Yukatabira (浴衣, ゆかた) có nghĩa là “áo choàng tắm” , là phục trang gắn với những nét đẹp xưa cũ bình dị và gần gũi nhất. Người Nhật xưa xem Yukata như một loại quần áo tắm đắt giá, sang trọng mà chỉ những tầng lớp quý tộc thời Heian mới được sử dụng.

yukata 3

Ngày nay, mặc dù, Yukata không thể thiếu trong mùa hè đối với mỗi người Nhật (phù hợp cho cả nam và nữ), thế nhưng hầu như họ không biết trang phục này ra đời từ khi nào. Chỉ biết rằng, Yukata xuất hiện phổ biến vào khoảng thời gian năm 794 – 1185. Yukata xuất phát từ nghệ thuật tắm suối nước nóng (Onsen) tại Nhật Bant. Loại trang phục này từ xưa chỉ tầng lớp quý tộc mới được sử dụng, người ta dùng chất liệu sợi bông quý giá nhất để làm nên Yukata, từ đó cũng nâng cao thêm giá trị cho trang phục tắm này.

Người Nhật đã xem Yukata như một nên truyền thống cần gìn giữ, cho đến ngày nay, vào mùa hè, người dân vẫn hay mặc những bộ Yakata xinh đẹp nhất để đi đến và tận hưởng những suối nước nóng ở các khu du lịch.

Đặc điểm của bộ trang phục Yukata

Yukata được làm nên từ vải bông (cotton) là chủ yếu. Loại vải này có đặc điểm thấm hút nhanh, nhẹ, rất thích hợp để mặc vào những mùa hè nắng oi bức. Nó cũng phù hợp với việc ngâm mình xuống các suối nước vào mùa hè, vừa kín đáo lại vừa mát mẻ.

Không giống như Kimono, lụa không được sử dụng cho Yukata vì không phù hợp với điều kiện ẩm. Ngày nay, một số loại vải tổng hợp khô nhanh cũng bắt đầu trở thành một lựa chọn phổ biến khi may Yukata.

yukata 2

Thiết kế của Yukata cũng rất đặc biệt, với kiểu dáng dài nhưng rộng và ống tay ngắn, gọn gàng, tạo cảm giác thoải mái, dễ dàng di chuyển hơn cho người mặc. Phần thắt lưng (Obi) cũng được thiết kế giản lược bớt, nó gọn nhẹ và đơn giản màu sắc hơn rất nhiều so với Kimono. Tuy có giản lược và thay đổi một số chi tiết nhưng nhìn chung, Yukata vừa phù hợp với những đặc điểm của một bộ đồ tắm cần có, vừa không làm mất đi bản sắc cổ phục của người Nhật. Sự kết hợp hài hòa này cho chúng ta thêm phần yêu thích nét văn hóa của con người ở “xứ Phù Tang” hơn nữa.

Yukata truyền thống thường có họa tiết hoa cỏ trên nền trắng hoặc xanh chàm. Yukata màu trắng thường được mặc trong nhà vào ban ngày, trong khi màu chàm được mặc để đi ra ngoài vào buổi tối vì mùi hương của cây chàm được sử dụng để nhuộm vải có tác dụng xua đuổi côn trùng.

Người Nhật đã đầu tư rất nhiều công sức để phát triển Yukata thành một trang phục lý tưởng cho mùa hè. Ngoài những mẫu truyền thống, những năm gần đây đã xuất hiện nhiều kiểu mới với thiết kế nổi bật. Hoa văn ngày nay thường là những họa tiết truyền thống về hoa hoặc cỏ, nhưng cách pha trộn màu sắc lại táo bạo, sống động để nhấn mạnh sự tương phản. Không chỉ vậy, các thiết kế hình học mới lạ cũng ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong thiết kế.

Sự tiện lợi, thoải mái khi mặc Yukata vào mùa hè ở Nhật Bản

Sẽ có nhiều người thắc mắc vì có thể những bộ Yukata sẽ không mát mẻ bằng những bộ quần áo mùa hè hiện đại của nền văn minh ngày nay. Tuy nhiên, chỉ khi mặc Yukata trên người, du khách mới cảm nhận được hết cái tiện lợi và sự độc đáo mà nó đem lại. Dù vải nhiều hơn, nhưng nó cũng không làm nóng mà ngược lại còn tạo ra cảm giác mát mẻ hơn rất nhiều, vừa kín đáo vừa mát, du khách có thể mặc nó để đi dạo phố một cách tự nhiên tại các đường phố lớn nhỏ tại Nhật Bản, hòa mình vào không khí, đắm mình vào những làn gió mơn man của mùa hè và trải nghiệm sự nhiệt tình, hiếu khách của con người nơi đây.

yukata 4

Người Nhật thường mặc Yukata vào mùa hè, trong các lễ hội

Yukata được mặc phổ biến nhất tại các lễ hội mùa hè (Natsu Matsuri), được tổ chức ở khắp các thành phố và làng mạc của Nhật Bản. Những lễ hội mùa hè của Nhật Bản được tổ chức vô cùng sôi động, bao gồm nhiều tiết mục nghệ thuật độc đáo, những điệu múa truyền thống, các quầy Yatai ngập thức ăn và vô số gian hàng trò chơi đặc sắc. Nếu đến một lễ hội mùa hè của Nhật Bản, du khách sẽ được chứng kiến người người nô nức trẩy hội trong trang phục Yukata với chiếc quạt giấy phe phẩy trên tay.

Yukata cũng gắn liền với các Onsen Ryokan, nôm na là “nhà trọ suối nước nóng”. Ryokan là nhà trọ truyền thống của Nhật Bản với những đặc trưng như phòng trải chiếu Tatami, đệm Futon. Loại hình lưu trú này có mặt trên khắp Nhật Bản và đặc biệt tập trung nhiều tại các khu vực Onsen (suối nước nóng).

Onsen với nhà trọ truyền thống là một địa điểm phổ biến vào mùa đông, người ta đến đây để đắm mình trong làn suối nóng, vừa có tác dụng cho sức khỏe, sắc đẹp, vừa giúp thư giãn và thanh lọc tâm trí.

Các Ryokan thường cung cấp Yukata cho khách mặc trong thời gian lưu trú. Khách có thể mặc nó để đi bộ bên trong khu Onsen, đi ăn sáng và ăn tối hay sử dụng nó như một bộ đồ ngủ.

Các mẫu Yukata sáng màu phổ biến hơn vào mùa hè, trong khi màu tối hơn thích hợp hơn cho mùa thu hoặc mùa đông. Điều này có nghĩa là Yukata được cung cấp trong Ryokan trong những tháng lạnh có xu hướng đơn giản và ít màu sắc hơn so với Yukata mặc trong lễ hội mùa hè.

Cách mặc Yukata

Có lẽ với nhiều khách nước ngoài sẽ e ngại rằng mặc Yukata rất khó, như “người họ hàng” của nó là Kimono. Tuy nhiên, Yukata có cấu tạo đơn giản nên ai cũng có thể mặc một cách dễ dàng. Dưới đây là các bước mặc Yukata đúng cách:

yukata 1

  • Bước 1: Mặc áo Yukata bên ngoài đồ lót, dùng tay cầm hai vạt áo Yukata kéo thẳng về phía trước, phần áo ở chính giữa cơ thể chỉnh sao cho vạt áo ở mắt cá chân là vừa
  • Bước 2: Giữ chặt độ dài áo, quấn quanh hông, kéo phần áo phía bên phải vào trước và ngược lại, kéo tiếp phần áo phía bên trái sang phải.
  • Bước 3: Sau khi xong bước 2, dùng một sợi dây mỏng quấn quanh hông để giữ cố định vạt áo Yukata đã được quấn trước đó.
  • Bước 4: Quấn đai quanh người cố định áo, đối với nam giới, thắt đai ở hông. Đối với phụ nữ, đai được buộc ở thắt lưng.

Các phụ kiện đi kèm

  • Guốc Geta

Trong lễ hội, người Nhật thường đi guốc Geta truyền thống. Guốc mộc rất dễ mang vào và cởi ra, nó cũng hoàn hảo cho thời tiết mùa hè. Tuy nhiên, việc di chuyển trong khi mặc Yukata và mang Geta có thể khó khăn, bởi trang phục này sẽ bó chặt chân của du khách. Để xuất hiện thanh lịch trong bộ Yukata, du khách phải đứng thẳng người, bước từng bước nhỏ và không thực hiện các cử chỉ có biên độ lớn. Do đó, mặc Yukata luôn khiến du khách tự nhiên sẽ cư xử một cách tinh tế, tương tự khi mặc Kimono.

  • Quạt Sensu / Uchiwa

Vì mùa hè Nhật Bản khá nóng nên cả nam và nữ thường mang theo một chiếc quạt Sensu hoặc quạt Uchiwa. Nó không chỉ giúp mang lại chút gió mát lành trong cái nóng mùa hè mà còn là một cách tuyệt vời để tạo thêm điểm nhấn cho bộ Yukata.

yukata 6

  • Phụ kiện tóc cho nữ

Từ những chiếc trâm cài Kanzashi truyền thống, chiếc kẹp tóc nhiều màu sắc cho đến chiếc băng đô xinh xắn, có rất nhiều cách để bạn tạo kiểu tóc phù hợp với Yukata.

  • Túi Kinchaku và Kago

Du khách sẽ cần một thứ gì đó nhỏ và nhẹ để mang theo những vật dụng cần thiết như chìa khóa, điện thoại và ví. Các cô gái Nhật Bản thích sử dụng hai loại túi khi mặc Yukata. Loại đầu tiên được gọi là Kinchaku, đây là một loại túi dây rút truyền thống được làm từ chất liệu tương tự như Yukata. Loại thứ hai được gọi là Kago, một sự kết hợp giữa túi và giỏ tre.

Cùng với Kimono nói chung, Yukata cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo cho những nhà thiết kế mà còn là niềm tự hào của con người Nhật Bản. Du lịch Nhật Bản, diện lên mình bộ trang phục Yukata tuyệt đẹp, chụp những bức hình với bộ trang phục ấy trên quê hương của nó chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên với mọi khách du lịch.

nhat ban keu goi nguoi dan di du lich vietnam 3

Nhật Bản kêu gọi người dân đi du lịch Việt Nam và 23 điểm đến khác

Nhật Bản vừa kêu gọi người dân nước này thực hiện các chuyến đi tới 24 điểm đến nước ngoài, trong đó có Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngành hàng không và du lịch phục hồi sau Covid-19.

Trong khi số lượng du khách đến Nhật Bản đã tăng đều đặn kể từ khi các hạn chế biên giới được nới lỏng vào năm ngoái, những lo ngại về dịch bệnh và đồng Yên yếu được cho là nguyên nhân khiến công dân Nhật Bản không muốn đi du lịch nước ngoài, theo Kyodo News.

Theo dữ liệu của Chính phủ, số người Nhật Bản rời khỏi đất nước đi du lịch trong tháng 3 qua là 694.300 người, chỉ bằng 36,0% so với cùng kỳ năm 2019 – trước khi xảy ra đại dịch. Ngược lại, lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản đã phục hồi lên 65,8% so với mức vào tháng 3 năm 2019.

nhat ban keu goi nguoi dan di du lich vietnam 1

Vì thế, Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JTA) và Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA) sẽ tập trung vào việc quảng bá du lịch tới 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trong danh sách điểm đến ưu tiên, bao gồm cả việc hỗ trợ cho du khách nửa giá để lấy hộ chiếu, tặng sản phẩm du lịch, tặng vé máy bay… trong chương trình có tên: “Bây giờ, du lịch nước ngoài!”.

Theo truyền thông Nhật Bản, đây là thời điểm tốt để JTA thúc đẩy người dân Nhật Bản đi du lịch nước ngoài, vì tất cả các hạn chế kiểm soát biên giới đã được dỡ bỏ vào ngày 8/5 vừa qua, khi Covid-19 bị hạ cấp xuống hạng 5 theo luật Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm Nhật Bản, cùng cấp độ như cúm mùa.

nhat ban keu goi nguoi dan di du lich vietnam 2

Ông Hiroyuki Takahashi, Chủ tịch JATA cho biết: “Sự mất cân bằng du lịch hai chiều hiện nay cần được khắc phục. Phục hồi du lịch ở các thị trường như Đài Loan hoặc Hàn Quốc nhanh hơn nhiều so với Nhật Bản, mặc dù các điểm đến này mở cửa biên giới cùng lúc với Nhật Bản. Thông qua những nỗ lực, chúng tôi đang cố gắng thúc đẩy nhu cầu đi du lịch nước ngoài trong mùa hè này với kỳ vọng du khách Nhật Bản ra nước ngoài sẽ đạt gần 20 triệu lượt so với mức trước đại dịch vào năm 2024”.

24 điểm đến quan trọng trong chương trình thúc đẩy khách Nhật đi du lịch nước ngoài được nước này xác định là các thị trường nguồn trọng tâm của ngành du lịch “xứ sở mặt trời mọc”. Cụ thể, 24 điểm đến được chọn có: Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Canada, Mỹ, Hawaii, Guam, Mexico, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, Anh, Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đón 204.000 khách Nhật Bản, đứng sau khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Đài Loan. Trong khi trước đại dịch, năm 2019, khách Nhật Bản xếp thứ 3 về số lượng khách quốc tế của Việt Nam với hơn 900.000 lượt, sau Trung Quốc và Hàn Quốc./.

(Theo: thanhnien.vn)